Di sản xanh » Văn hóa
Sẽ có ngày hội dân tộc Thái ở Việt Nam
(08:43:07 AM 28/10/2014)Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ đổi mới-hội nhập đất nước” sẽ được tổ chức vào trung tuần tháng 12/2014 tại Lai Châu với sự tham gia của 8 tỉnh: Lai Châu, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hoá.
Theo đó, trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động như: trình diễn trang phục truyền thống dân tộc Thái; Giao lưu nghệ thuật ở cơ sở; Trình diễn múa xòe, múa sạp; Các hoạt động thể dục, thể thao; Tổ chức không gian trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa và du lịch...
Cùng với đó, ngày hội dân tộc Thái ở Việt Nam còn có các hoạt động trưng bày, triển lãm giới thiệu “Câu chuyện gia đình dân tộc Thái” thông qua hình ảnh, hiện vật, trang phục, nhạc cụ dân tộc, chữ và sách cổ, các sản phẩm văn hóa dân tộc tiêu biểu; đặc biệt tái hiện nghi lễ Tằng cẩu trong ngày cưới của dân tộc Thái; Triển lãm giới thiệu cấu trúc nhà ở truyền thống, cấu trúc bản, mường truyền thống, tài liệu, ấn phẩm, ảnh về dân tộc Thái, đồ dùng sinh hoạt, làng nghề truyền thống...
Dân tộc Thái có trên 1 triệu người sinh sống tập trung chủ yếu tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Nghệ An, Thanh Hóa và sinh sống rải rác ở một số tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên do di cư. Dân tộc Thái còn có những tên gọi khác là Táy và có các nhóm Táy Đăm, Táy Khao, Táy Mười, Táy Thanh, Hàng Tổng, Pu Thay, Thổ Đà Bắc.
Trải qua các cuộc thiên di trong lịch sử, dân tộc Thái có mặt ở Việt Nam từ hàng trăm năm trước, họ có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng cọn, bắc máng lấy nước làm ruộng nên trong dân gian thường truyền câu ca “Xá ăn theo lửa, Thái ăn theo nước”. Canh tác lúa nước là hoạt động sản xuất chính của người Thái, lúa gạo là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp
Phụ nữ Thái hiện nay vẫn gắn bó với trang phục truyền thống: áo cỏn màu trắng, xanh hoặc đen bó sát thân với hàng khuy bạc trắng, váy dài đen quấn suông hoặc được thêu viền hoa văn ở gấu. Cùng với váy, áo phụ nữ Thái Đen còn có chiếc khăn Piêu thêu hoa văn bằng nhiều loại chỉ màu rất sặc sỡ và đẹp. Đồ trang sức của phụ nữ chủ yếu là vòng bạc, xuyến bạc đeo ở cổ và tay; hoa tai bằng bạc hoặc vàng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.