Di sản xanh » Văn hóa
Quảng Ninh: Làm đường lên Ngoạ Vân am
(21:53:19 PM 18/10/2012)
Con đường từ hồ Trại Lốc vào suối Phủ Am Trà đã được xã hội hoá mở rộng mặt đường tới 15m. |
Hoang sơ và thách thức
Hành hương lên Ngoạ Vân am vốn có hai lối, trong đó có một đường từ khu vực hồ Trại Lốc đi lên, phải luồn lách qua dòng suối ẩn dưới tán cây rừng rồi ngược núi... Đặc biệt, đây cũng là con đường được cho là khi còn sống, Trần Nhân Tông thường hành hương để lên Ngoạ Vân am. Theo dấu chân của tiền nhân, lớp hậu sinh nối bước tìm về chốn cũ của người nhưng thực tế, những hoang sơ nơi đây khiến chặng đường vốn không quá dài này vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều du khách. Từ trung tâm huyện đến khu vực hồ Trại Lốc đã khá thuận lợi vì đường được mở rộng, trải bê tông cứng hoá nhưng nan giải nhất là từ đây để vào tới suối Phủ Am Trà và men theo dòng suối rồi lên núi tới Ngoạ Vân am. Chặng đường đầu tiên khá rộng, chỗ nhỏ cũng khoảng 2m, chỗ to có thể tới 3, 4m nhưng đường gập ghềnh đá, hàng chục đoạn suối vắt ngang đường khiến những dòng xe gầm cao vẫn rất vất vả để bò đi. Mùa khô còn đỡ, mùa mưa dòng nước suối dâng lên là nỗi e ngại lớn cho người hành hương. Còn chặng thứ hai men rừng, tắt suối rồi ngược lên nghe có vẻ nên thơ nhưng lại là sự thách thức không nhỏ về thể lực với người leo. Bởi lẽ, đây chủ yếu là đường mòn của người đi rừng, cứ bám cây, lựa thế để leo chứ không có bậc, nhiều đoạn hoang sơ cỏ gianh ngút ngàn hoặc dốc đứng hàng cây số khiến du khách leo “bở hơi tai”...
Quyết tâm mở đường
Với ý nghĩa đặc biệt của tuyến hành hương đồng thời để tạo thuận lợi cho du khách tìm về chiêm bái di tích Ngoạ Vân am - nơi vua Trần Nhân Tông từng tu hành và hoá Phật, Đông Triều đã có những nỗ lực lớn để mở rộng con đường này. Trong dịp trung tuần tháng 6 vừa qua, nhân chuẩn bị khánh thành trùng tu hai ngôi tháp cổ tại khu vực Thông đàn, Đông Triều đã huy động 9 doanh nghiệp trên địa bàn huyện phát tâm công đức cấp tốc thi công mở rộng tuyến đường vào đến suối Phủ Am Trà. Nhiều người đã ví von đây là “con đường thần tốc” khi chỉ trong vòng chưa đầy chục ngày, gần 7km đường đồi với trên 30 vạn khối đất đá đã được các đơn vị mang xe máy, nhân công vào chia nhau đào đắp, san gạt mở rộng ra đến 15m mặt đường.
Đường từ Đô Kiệu lên Ngoạ Vân am tới đây sẽ được kè đá, xây bậc khang trang. |
Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Đông Triều cho biết thêm: “Hơn 5ha đất lâm nghiệp khi mở đường đã được bà con tự nguyện hiến mà không nhận đền bù. Đường đất giờ cứ để đi ổn định đã, tạm thời kè rọ đá ở một số đoạn suối vắt ngang đường để nâng nền cho các phương tiện đi lại thuận tiện hơn. Sau này, huyện sẽ xây cống qua đường và huy động để đổ bê tông đấu nối toàn tuyến...”.
Còn gần đây nhất, cuối tháng 9 vừa qua, UBND huyện Đông Triều và Tỉnh hội Phật giáo Quảng Ninh đã phối hợp để làm tiếp đoạn đường còn lại từ suối Phủ Am Trà qua dốc Đô Kiệu lên tới am Ngoạ Vân. Đồng chí Bình cho biết là dự kiến con đường dài gần 3km này sẽ hoàn thành trước Tết Âm lịch tới đây. Đoạn từ Đô Kiệu đi lên dốc cao nhất nên ưu tiên làm trước, việc xây bậc cơ bản sẽ đi theo đường cũ hiện nay, tránh tối thiểu việc phải chặt bỏ cây cối tự nhiên dọc tuyến. Các đội thợ sẽ khai thác đá tại chỗ từ suối hoặc rìa núi phía trong để lát bậc, gắn xi măng. Đoạn từ Đô Kiệu đến Phủ Am Trà cũng làm tương tự như vậy với chiều rộng từ 1 đến 1,5m. Được biết, đơn vị thi công ở đây cũng chính là đơn vị từng thi công xây các bậc đá đường đi bộ ở khu di tích Yên Tử (Uông Bí). Nguồn kinh phí chủ yếu do Tỉnh hội huy động từ xã hội hoá, địa phương sẽ cân đối hỗ trợ một phần và đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc thi công.
Nói thêm về tiến độ công trình, Đại đức Thích Đạo Hiển, Thành viên Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo cho biết: “Đội thợ hiện đã làm được khoảng 300m từ suối Phủ Am Trà vào trong để thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu; đồng thời đã lát được khoảng 200m từ chân dốc Đô Kiệu dẫn lên am - chùa Ngoạ Vân, nằm trong cung đoạn dốc nhất của tuyến đường. Lương nhân công tạm thời lấy từ quỹ chung của Tỉnh hội nhưng ước tính, lượng kinh phí để làm đường không quá lớn nên Tỉnh hội sẽ chỉ kêu gọi một số cá nhân, đơn vị từng phát tâm công đức ủng hộ chứ không huy động rộng rãi...” Như vậy là chúng ta có quyền hy vọng, mùa xuân này, du khách hành hương về đây sẽ được đi trên con đường mới an nhàn, thảnh thơi hơn để chiêm bái và tỏ lòng ngưỡng vọng với người xưa!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.