"Lúc đó trong chùa thầy trụ trì đang đi công tác. Ngay khi có người báo tôi cùng với 4 người nữa đưa ghe đi ra ngoài đảo. Nói thiệt lúc đó trời biển động nên rất ít người dám ra biển. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Phật bà đang chờ ngoài đó nên quyết định vận động anh em cố gắng bơi ra.
Khi đi chúng tôi đâu có biết là tượng to lắm nên không mang theo dây, cây kèo… để đưa Ngài lên thuyền. Đến nơi, tôi thấy tượng được dựng đứng rất đẹp. Mặc dù thân tượng ngấm đầy nước, hàu bám quanh nhưng từ Ngài phảng phất ra một dáng đứng trang nghiêm, khi thấy ai cũng phải vái lạy…
Sau khi chiêm bái đức Ngài xong, anh em lo chạy đi kiếm dây và cây để bưng Ngài lên thuyền. Do biển động nên anh em phải để ghe cách chỗ tượng đang được dựng đứng hơn 100m, đường đi rất khó, mọi người vừa bưng vừa cẩn thận bước đi để tránh trượt chân té.
Từ lúc chúng tôi bắt đầu đi là 6h sáng mà đến 15h chiều, anh em mới đưa được Ngài về đến chùa. Nói thiệt từ lúc Ngài về tại chùa ở đây, chúng tôi cảm thấy rất yên tâm khi làm ăn, thiên tai cũng ít đi, người chết vì đi biển không còn (?)… Mọi người trong làng đều rất vui”, ông Tánh chia sẻ
Được biết, pho tượng Bồ tát Quan Thế Âm được làm bằng gỗ quý trong dáng đứng trên một con rồng, cao 2,2 mét, nặng 74 kg, chiều ngang 0,6m đã từ ngoài biển nghìn trùng xa khơi trôi dạt vào khu vực Hòn Chùa và Hòn Dứa, được ngư dân phát hiện và báo cho chùa.
Chùa thông báo đến chính quyền và tổ chức Phật tử ra rước vớt về tôn trí tại chùa Thanh Lương.
Pho tượng tuy không còn nguyên vẹn do sự bào mòn của thời gian và ảnh hưởng khi bị chìm ngấm dưới biển lâu năm, nhưng vẫn dễ dàng nhận ra nguyên bản dáng đứng của Bồ Tát Quan Âm.
Từ đó đến nay, có rất nhiều đoàn thể, cá nhân trong cũng như ngoài nước, đến tham quan và chiêm bái pho tượng này. Chư Tôn đức thuộc hàng giáo phẫm trong Hội đồng trị sự Trung ương GHPGVN, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khảo cồ, cũng đã từng về chiêm bái và khẳng định sự gặp gở nhân duyên mang nhiều ý nghĩa này của pho tượng.