»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:24:52 PM (GMT+7)

Người "giữ lửa" cho buôn làng Tây Nguyên

(15:17:17 PM 30/12/2013)
(Tin Môi Trường) - Không qua trường lớp, nhưng "giảng đường" là cuộc sống đã giúp ông A Thăk-người dân tộc Ba Na (nhánh Rơ Ngao) ở huyện Đăk Hà (Kon Tum) trở thành người "giữ lửa" cho văn hoá của buôn làng. Không danh lợi, phú quý, cái mà ông A Thăk muốn để lại cho các con cháu là những "tài sản" văn hoá vô giá mà ông góp nhặt trong những năm qua.

 

( Ảnh minh họa )

 

 Ông A Thăk năm nay 60 tuổi. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà huyện Đăk Hà. Ông đã được lớn lên trong môi trường lễ hội ở buôn làng. Tại đây, những lần theo bố, A Thăk đã được nghe, hòa mình vào những bài ca, điệu múa, tiếng nhạc cồng chiêng, vang vọng khắp núi rừng. Mặc dù còn nhỏ, nhưng mỗi khi nghe tiếng cồng, tiếng chiêng vang lên, cái chân, cái tay A Thăk như muốn đung đưa theo điệu nhạc. Từ đó, lễ hội, âm nhạc cứ đưa ông đi vào thế giới riêng, thôi thúc ông khám phá. Mỗi khi bố ông chơi nhạc cụ, A Thăk cũng tranh thủ học theo. Cứ như vậy niềm đam mê văn hoá, âm nhạc dân tộc trong ông lớn dần theo năm tháng. 


Năm lên 10 tuổi, ông A Thăk đã bắt đầu đánh được các loại nhạc cụ như T’ring, Ting Ninh. Với đàn T’ring ông còn biết đánh kèm theo cái mỏ (cái cốc)-chỉ dùng khi lên rẫy. Bài đầu tiên A Thăk biết đánh là Ômon (nói về người con gái đẹp). Sau đó, ông còn biết thổi Hol (sáo 3 lỗ). Đây là nhạc cụ mà bà con trong làng tự làm. Trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước , ông A Thăk thường dùng cái mỏ (cốc) để đánh báo động cho bà con khi có giặc vào. “Ngày đó, ở rẫy có nhiều thú dữ, ai cũng sợ. Vì vậy mỗi khi lên rẫy thì mọi người lại dùng cái mỏ để đánh như xua đuổi chúng. Khi có giặc ngoại xâm thì cái mỏ lại trở thành vũ khí mật báo cho nhau. Giặc Mỹ, nguỵ nó như con thú dữ trên rừng vậy”- A Thăk kể. 

Năm 37 tuổi, trong một lần hội diễn văn nghệ ở làng Đăk Wớt (xã Hà Mòn huyện Đăk Hà), A Thăk được chọn vào công tác ở Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Hà. Sau này, khi nhạc sỹ A Đủ - đội phó đội Mamon (cậu cháu)-nhóm ca khúc chính trị tỉnh mỗi khi đi công tác, lưu diễn là gọi A Thăk đi cùng. Khi Đoàn Ca múa nhạc dân tộc Đăk Bla Xanh của tỉnh Kon Tum được thành lập thì ông về đoàn. Cũng từ đây, A Thăk có thêm một đam mê mới đó là sưu tầm các bài dân ca cổ của các dân tộc trên địa bàn. Ông kể: Hồi đó đoàn đi vùng nào là hát dân ca vùng đó từ Xê Đăng, Giẻ Triêng, Gia Rai, Ba Na… Không biết tiếng, ông phải tự học. Theo A Thăk thì học khó nhất là bài Trom ( tiếng dân tộc H’Lăng, hát đối đáp, giao lưu). Đây là bài có giai điệu khó, âm vực thay đổi tự nhiên. “Nó theo lời, không theo nhịp, diễn xướng theo cảm xúc, không theo mô típ âm nhạc”. Với dân ca T’riêng thì khó nhất là nhạc cụ Tiêng Tút, giống đàn T’ring nhưng phải thổi, không đánh.…. 

Khi con gái của ông A Thăk lấy chồng ở Đăk Glei, trong lúc 2 ông thông gia nói chuyện, giao lưu bằng các bài dân ca (hát Trom-hát đối đáp, giao lưu) thâu đêm thì ông cũng tranh thủ sưu tầm cho mình thêm một bài mới (bài Pơ Hao-nói về cuộc sống). “Mình hiện còn lưu giữ được khoảng 10 bài ca xưa" A Thăk khẳng định. 

Hiện nay, ngoài việc làm rẫy mưu sinh, A Thăk còn tham gia biểu diễn, dạy cho các cháu học sinh các trường tiểu học trên địa bàn. Vào cuối tuần, ông lại về làng Kon Trang Long Loi để tập cho 2 đội cồng chiêng nhí của làng. Thời gian tới, A Thăk dự định sẽ truyền lại cho các em nhỏ cách kể Khan (kể chuyện bằng hát). "Có câu chuyện phải kể 3 đêm mới xong"- ông nói. 

Giờ thanh niên ít người muốn học các bài dân ca, nhạc cụ dân tộc. Thanh niên nghe dân ca lúc đầu chưa hiểu đâu. Nếu mình không làm thì sau này sẽ mai một mất. Mỗi lần dạy dân ca, phải cho chúng được sống không khí lễ hội với quần áo, âm nhạc, lễ hội truyền thống. Giờ cái chân mình đã mỏi, nó không theo cái đầu mình rồi nhưng mình cũng sẽ cố gắng truyền dạy lại cho con cháu để các thế hệ sau này vẫn sẽ được sống với văn hoá của buôn làng - Ông nói. 

Trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, ông A Thăk đã đạt được rất nhiều giải thưởng tại các cuộc thi, liên hoan từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, hiện nay ông chưa được phong tặng bất kỳ danh hiệu nào. Với ông, điều cao quý nhất là truyền lại được cho thế hệ mai sau những tinh hoa của văn hóa buôn làng ở Tây Nguyên.
Cao Nguyên ( TTXVN )
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Người "giữ lửa" cho buôn làng Tây Nguyên

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI