Di sản xanh » Văn hóa
Minh triết trong ăn uống của phương Đông
(22:19:39 PM 18/10/2016)Ngày 18-10, tại TPHCM, nhà nghiên cứu Ngô Đức Vượng, tác giả của cuốn sách “Minh triết trong ăn uống của phương Đông” đã đưa ra những triết lý thực dưỡng phương Đông rất sâu sắc.
Nhà nghiên cứu Ngô Đức Vượng giao lưu với bạn đọc
Ý kiến bạn đọc về: Minh triết trong ăn uống của phương Đông
-
Lương Đức Hiếu (23:02:23 PM 24/10/2016)Ý kiến bạn đọc về bài báo "Minh triết trong ăn uống của phương Đông"
Tôi đã đọc nội dung bài báo (mà theo bài báo này tôi hiểu là quảng cáo) cho cuốn sách của Ngô Đức Vượng. Dưới đây, tôi xin trình bày ý kiến của mình: 1. Về tác giả bài báo. Tiêu đề của bài viết với nội dung không hề có sự ăn khớp, chứng tỏ sự thiếu chuyên nghiệp, hay nói cách khác "treo đầu dê, bán thịt chó". Bởi lẽ, tiêu đề bài viết "Minh triết trong ăn uống của phương Đông" nhưng nội dung lại là quảng bá cho cuốn sách trùng tên của tác giả Ngô Đức Vượng. Nếu tiêu đề là "Giới thiệu bạn đọc cuốn sách...", "Cảm nhận khi đọc cuốn sách",...lại là vấn đề khác. Lại nữa, tác giả không thống kê lại trong bài viết này những thông tin cụ thể, đó là ăn trứng, thịt, sữa thì ảnh hưởng xấu như thế nào tới sức khoẻ? Việc này có kết quả đánh giá, công nhận của tổ chức y tế, cơ quan chức năng có thẩm quyền hay không? Có lẽ tác giả mải mê quảng cáo mà quên mất sự việc đánh giá "nước mắm chứa Asen" rùm beng dư luận xã hội vừa qua mà Bộ Y tế phải lên tiếng chăng? Từ người đưa tin đã mập mờ, phiến diện khiến người đọc không thể không nghi ngờ tính chính xác về nội dung của bài báo này! 2. Về tiêu đề cuốn sách "Minh triết trong ăn uống của phương Đông" và tác giả Trước hết, cần nhìn lại tiêu đề của cuốn sách này. Cách dùng từ ngữ mang tính chất thông thường "ăn uống" mà không phải là từ kính ngữ, trang trọng như "ẩm thức". Bên cạnh đó, "của phương Đông" hay "của người phương Đông"? Sự dùng từ ngữ như vậy sau đến 5 lần tái bản thì liệu tác giả có trí tuệ tổng hợp hay không? Lại nữa, trong ẩm thực thì có nghệ thuật ẩm thức, là cách để chế biến, thưởng thức các món ăn, đồ uống sao lại gắn mác "minh triết" kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia như vậy? Liệu sau 40 năm tác giả dùng chế độ ăn uống như vậy mà vẫn còn chưa minh triết để thấy rõ sự nhầm lần cơ bản này chăng? 3. Về nội dung quyển sách theo thông tin của tác giả bài báo Tác giả chỉ lấy thông tin duy nhất từ trải nghiệm của ông Ngô Đức Vượng năm nay 76 tuổi, 40 năm qua chưa dùng viên thuốc nào nhờ chế độ ăn uống khoa học. Nhưng đây là sự chủ quan của cả nhà báo lẫn tác giả cuốn sách. Mỗi một con người theo khoa học có sức khoẻ khác nhau, hoàn cảnh sống khác nhau, công việc yêu cầu năng lượng khác nhau thì sao lại chỉ có một ví dụ để thuyết phục được chăng? Lại nữa, không có bất kỳ thông tin nào nêu ra về các nương phương Đông khuyến cáo việc ăn uống khiến con người trở nên minh mẫn, mở mang trí tuệ. Ngược lại, trên báo Thanh niên có đăng tải thông tin từ nhóm các nhà khoa học tại Đại học Cornell (Mỹ) thực hiện nghiên cứu. Họ cho rằng ăn chay lâu dài sẽ khiến gien thay đổi để có thể thế hấp thụ axit béo từ thực vật tốt hơn. Đồng thời, quá trình này cũng thúc đẩy cơ thể sản xuất axit arachidonic, làm tăng nguy cơ bị ung thư, tim mạch và các bệnh viêm nhiễm khác, theo Daily Mail. (http://thanhnien.vn/suc-khoe/an-chay-lau-ngay-co-anh-huong-suc-khoe-686688.html) Bên cạnh đó, báo điện tử Vnexpress cũng đã phân tích điểm lợi và hại của việc ăn chay, trong đó người ăn chay sẽ có nguy cơ thiếu các chất như: canxi, sắt, vitamin B12 và các chất đạm quan trọng khác,...Do đó, việc ăn chay không nên rập khuôn mà phải phù hợp với yêu cầu mỗi người. Nếu là người lớn khỏe mạnh bình thường, nên ăn chay một vài lần trong tháng cho bộ máy tiêu hóa được “vệ sinh sạch sẽ” và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, chuyển hóa, béo phì. Những người mắc bệnh tim mạch, gan, thận nếu phải ăn chay để ngăn bệnh nặng thêm thì phải thay đổi thực đơn thường xuyên để bổ sung đủ chất. Nên ăn pha thêm chút thịt, cá, trứng, sữa để bảo đảm dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ em, bà mẹ mang thai hay cho con bú, người bệnh mới lành... không nên ăn chay trường. (http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/to-am/loi-va-hai-cua-viec-an-chay-2267962.html) Trên báo Người lao động cũng đã thông tin về vấn đề tác hại của việc ăn chay như sau: "Ăn chay có gì bất lợi cho sức khỏe không? Có đấy. Chất đạm trong thức ăn thực vật thường không đủ các loại axít amin thiết yếu cần có cho sự xây dựng cấu trúc cơ thể, nhất là ở những đối tượng có nhu cầu chất dinh dưỡngcấu trúc cao như phụ nữ mang thai, trẻ em trong độ tuổi đang tăng trưởng, người mắc các bệnh lý tổn thương cấu trúc cơ thể cần phục hồi như thiếu máu, phỏng, viêm gan, gãy xương..." Như vậy, thông tin từ tác giả bài báo cho rằng "Trong nhiều năm tác giả đã ăn chay trường, ăn gạo lứt muối mè, nhịn ăn chữa bệnh cho chính mình và giúp nhiều người thực hành tự chữa bệnh, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe, thu được nhiều kết quả tốt đẹp" là một sự đánh giá hết sức chủ quan. Có thể đúng với một người như ông Ngô Đức Vượng là "đau ốm liên miên thành khoẻ mạnh" nhưng gây hại nhiều người khi "đang khoẻ mạnh thành ốm liên miên" vì thiếu chất! Đặc biệt hệ quả khôn lường nếu phụ nữ mang thai, trẻ em, người bệnh trong giai đoạn phục hồi,...mà áp dụng phương pháp "minh triết" này! Tác giả và ông Ngô Đức Vượng liệu có biết đến thông tin công bố rằng: Chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam là 164 cm, thua 8 cm so với Nhật và 10 cm so với Hàn Quốc, thấp nhất châu Á. Trong 30 năm qua, người Việt cao lên, nhưng rất chậm, 10 năm chỉ cao thêm được một cm. Chiều cao của nữ giới cũng rất thấp, gần 154 cm. Nay ông không khuyến cáo bổ dung dinh dưỡng lại đề xuất việc ăn chay trường, gạo lứt muối mè, nhịn ăn để kéo lùi sự phát triển thể chất của con người Việt Nam hay sao? Lại nữa, ngành thực phẩm, kinh doanh thịt, sữa, trứng, mía đường, nước ngọt liệu có kiện ông, bà ra toà vì cung cấp thông tin gây hoang mang người tiêu dùng về ảnh hưởng xấu của các loại đồ ăn, thức uống trên hay không? Mong rằng cơ quan chức năng có liên quan (về in ấn, xuất bản, bộ y tế, kiểm soát thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm,...) sớm điều tra, đưa ra kết luận rõ ràng về việc này! 4. Về khía cạnh tâm linh Nhìn vào bìa cuốn sách này của Ngô Đức Vượng, có thể hiểu dụng ý của ông ta khi trình bày, bởi biểu tượng của Âm Dương của Đạo giáo trên bìa cuốn sách. Lại nữa, ông Ngô Đức Vượng cho rằng triết lý căn bản của người phương Đông là "ăn uống phải theo nguyên lý Thiên-Địa-Nhân hợp nhất". Tiếp đến, ông ta lại sử dụng thuật ngữ mà những người tu Phật thiếu trí tuệ, mắc lừa Lương Võ Đế và chịu cảnh nô lệ tâm linh của người phương Bắc rằng "ăn chay trường", thậm chí khổ hạnh là "ăn gạo lứt, muối mè" và nhịn ăn. Đúng là không thể nào có được minh triết khi lẫn lộn, lai tạp như thế. Mà trong ăn uống thì làm sao có thể mang lại minh triết, vốn là thuộc phạm trù trí tuệ. Tại sao những người Hồi giáo cực đoan họ vẫn ăn chay tháng Ramadan mà vẫn chiến tranh loạn lạc, giết người chặt đầu, khủng bố nhiều nơi như thế? Tại sao bên Ấn Độ giáo cổ suý trường chay mà nạn hiếp dâm phụ nữ, trẻ em cao nhất thế giới? Tại sao trong các chùa thầy tu ăn chay mà vẫn diễn ra việc chém chết người, chơi ma tuý và những hoạt động đồi bại khác mà báo đài đã đăng tin vừa qua? Họ có là người phương Đông không, có ăn chay đó nhưng minh triết ở đâu? Hoàn toàn sai lầm và phiến diện! Lại nữa, theo quan kiến đạo Phật, không có giới luật nào cho hàng tu sĩ và cư sĩ nào mà Đức Phật dạy là phải ăn chay, Ngài cũng là người bác bỏ đề xuất này của đệ tử Đề Bà Đạt Đa. Vậy sao bao nhiêu thế hệ tăng lữ ở chùa, tịnh thất, tịnh xá,...trải qua hơn nghìn năm ăn chay mà không hiểu điều này, vẫn còn làm trái lời dạy? Vậy minh triết ở đâu? Những thầy tu ấy vẫn ăn chay sao mà vẫn ngu muội tin vào nguỵ kinh, nguỵ thư của người Tàu về kinh Vu lan bồn, Cứu bạt Diệm khẩu ngạ quỷ đà la ni,...? Sao không khai tuệ mà hoằng dương chánh pháp mà cứu độ chúng sanh theo lời Phật dạy mà lại tham quyền cố vị, củng cố đặc quyền tâm linh trái với tinh thần "duy tuệ thị nghiệp", "tứ chúng đồng tu", tinh thần lục hoà? Hay cuốn sách này ông Ngô Đức Vượng viết để chia sẻ về kinh nghiệm ông có được minh triết trong ăn chay trường, nhịn ăn mà người khác cũng ăn vậy, có khi miên mật hơn mà không được khai tuệ như thế? Bởi vậy, là một người tu Phật, tôi Mật Quốc Sanh nương theo lời dạy của chư Phật, Đạo sư tôn quý là "duy tuệ thị nghiệp", không phải "duy thực thị nghiệp", càng không bám chấp vào ăn chay, ăn mặn mà dùng tam tịnh nhục, sử dụng chứ không lạm dụng vì ăn uống là một trong ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thuỳ). Hơn nữa, là một hành giả Mật tông, vị Thầy tâm linh theo kinh và mật điển, lời dạy của các bậc thánh tăng, cổ đức rằng phương pháp chuyển hoá ngũ dục thành ngũ trí Như Lai mới là sự khẳng định trí tuệ nhà Phật. Đại sĩ Liên Hoa Sanh, sơ tổ Phật giáo Mật tông Tây Tạng cũng khẳng định trong "Lời khai thị của Đại sĩ Liên Hoa Sanh về con đường đại toàn thiện" rằng: "Con có thể ăn mọi loại thức ăn ngon lành, nhưng trừ phi con gắn bó với cam lồ của tự tánh, còn tất cả đều trở thành một đống nhơ bẩn. Thế nên hãy uống nước cam lồ của các giáo huấn sâu xa"! Như thế, đủ khẳng định rằng ông Ngô Đức Vượng còn thiếu sót trong việc cung cấp thông tin, khảo cứu tư liệu ở các đạo khác nhau, thống kê ở nhiều nơi, áp dụng trên nhiều người, trong thời gian dài. Do đó, cuốn sách của ông ta và tác giả bài báo là chủ quan, khinh suất, không đáng tin. Đặc biệt, trái với tinh thần nhà Phật dạy về "duy tuệ thị nghiệp", con đường trung đạo, không chay, không mặn, không sa vào lạc thú, không chìm vào khổ hạnh của người tu Phật, học Phật! Cầu nguyện cho tất cả chúng sanh uống được tinh tuý cam lồ! Om mani padme hum!
-
Nguyễn Bạch Kim (23:04:27 PM 24/10/2016)Ý kiến bạn đọc về bài báo "Minh triết trong ăn uống của phương Đông"
Đọc bài viết báo trên với tựa đề “Minh triết trong ăn uống của phương Đông”, cùng tựa với quyển sách của tác giả Ngô Đức Vượng, tôi chắc rằng đây là bài báo nhằm mục đích quảng cáo cho quyển sách trên. Khi gõ vào Google cụm từ khóa là tựa đề bài báo cũng như quyển sách, tôi thấy rằng không phải mỗi Zing.vn đăng tin mà rất nhiều trang báo khác, trang mạng khác PR cho quyển sách này, như: http://www.giaoduc.edu.vn/minh-triet-trong-an-uong-cua-phuong-dong.htm, http://vanhien.vn/news/minh-triet-trong-an-uong-cua-phuong-dong-48096, http://cosmolife.com.vn/minh-triet-trong-an-uong-cua-phuong-dong-2303.html... của các người viết khác nhau. Thôi thì việc PR cho một sản phẩm là điều không phải lạ gì, không cần phải bàn đến, nhưng cái lạ ở đây là cách dùng từ “minh triết” của tác giả để đặt tựa cho quyển sách về “ăn uống”, một sự kết hợp không ăn nhập gì, tạo ra sự lạ tai, gây chú ý nhưng lại phản tác dụng vì sự “kệch cỡm” cho sản phẩm của mình! Như Thầy đã nhận định: “Trong cụm từ về ẩm thực, chưa bao giờ có từ “minh triết”, chỉ có “nghệ thuật” ẩm thực”. Và như đạo hữu Mật Quốc Sanh cũng chỉ ra trong tiêu đề cuốn sách, cách dùng từ ngữ mang tính chất thông thường “ăn uống” chứ không phải trang trọng như “ẩm thực” đặt cạnh từ “minh triết”, và cụm từ “của phương Đông” thay vì “của người phương Đông”! Chỉ mới xét trên tiêu đề cuốn sách đã thấy sự “khoe chữ” “khác người” của tác giả! Theo từ điển Wikipedia, từ “minh triết” đồng nghĩa với thông thái, sáng suốt, thông tuệ. Vậy thì việc ăn uống thì có gì mà phải cần đến mức thông thái, sáng suốt và thông tuệ? Đặc biệt hơn nữa, tác giả Ngô Đức Vượng khẳng định việc ăn chay trường, gạo lứt muối mè, nhịn ăn để chữa bệnh, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe là thông thái, sáng suốt, thông tuệ? Điều này thật là chủ quan và quá đáng! Cho dù ông là “một lương y, một nhà khoa học nhiều kinh nghiệm” (như nội dung bài báo viết), đã tự mình thực hiện và giúp nhiều người khác có kết quả tốt thì cũng không thể tự mình kết luận như vậy là “minh triết” được! Và sự thực ông có “minh triết” không qua phương pháp ăn uống của mình, vài dòng mở đầu quyển sách khiến tôi muốn “té ngửa”: “…Hơn thế nữa, (ăn uống theo luật âm – dương – NV) còn mở ra cánh cửa của: Hạnh phúc vĩnh hằng Tự do vô biên Công bằng tuyệt đối Khi sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đạt trạng thái hoàn hảo như vậy, thì khả năng linh cảm hay trí phán đoán sẽ khai mở, tâm linh thăng hoa! Đó lại chính là thành quả của thiền định!”… (https://www.docdroid.net/683fpkA/minh-trit-trong-n-ung-ca-phng-ng.pdf.html#page=4) Thật không còn điều gì để nói với “sự đi quá xa” vai trò một lương y, luận bàn từ việc “ăn uống” rồi bắc qua tâm linh với những khẳng định “quá đà” của một người không hiểu gì về tâm linh! Làm sao mà từ ăn uống có thể “mở ra cánh cửa” của “hạnh phúc vĩnh hằng, tự do vô biên, công bằng tuyệt đối”? Bằng cách nào? Thật không có một chút gì là khoa học và có căn cứ! Nếu muốn “hạnh phúc vĩnh hằng, tự do vô biên” thì chỉ có đi theo con đường của đức Phật đã chỉ ra, thực hành các tu pháp đạo Phật, mà trong đó không hề có tu pháp nào liên quan đến ăn uống! Hơn nữa sức khỏe thể chất chỉ có thể bổ trợ cho sức khỏe tinh thần chứ không thể quyết định sức khỏe tinh thần được, càng không thể tác động đến sức khỏe tâm linh. Dù có ăn uống đầy đủ, khoa học đến mức nào đi nữa nhưng sức khỏe tinh thần trì trệ thì cũng không thể có sức khỏe thể chất, lúc này “trí phán đoán” chẳng thể khai mở, tâm linh càng không có lí gì để thăng hoa (huống gì là ăn chay trường, gạo lứt muối mè, thậm chí nhịn ăn!). Những khẳng định của ông đều là “miễn cưỡng” tự nói theo ý mình và đều “trật lất”! Đặc biệt câu cuối đoạn trích: “Đó lại chính là thành quả của thiền định!”, có thể kết luận rằng ông chẳng biết gì về “thiền”! Tới đây tôi có thể khẳng định rằng tiêu đề cuốn sách ông gắn chữ “Minh triết” vào rõ ràng là một cách để khoe, để thể hiện “trình độ hiểu biết tâm linh” của mình để nâng cao giá trị mình, sản phẩm của mình, nhưng lại thành ra “phản chủ”, mang lại tác dụng ngược! Bài học mà tôi rút ra được là hãy tập trung vào chuyên môn của mình, đừng “lấn sân” sang những lĩnh vực mà mình “không biết, biết không rành”, đặc biệt là lĩnh vực tâm linh, kẻo tự mình “khoe” cái dốt, cái dở của mình cho người khác đã đành, còn gây hậu quả cho mình và làm ảnh hưởng đến người khác!
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.