»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:15:58 PM (GMT+7)

Lắng đọng sau dấu chân

(15:12:24 PM 27/01/2014)
(Tin Môi Trường) - Nhà xuất bản Thông tin – Truyền thông vừa cho ấn hành tác phẩm “Dọc đường cảm tác” của Nhà báo Hữu Bình. Tác phẩm được trình bày trang nhã trên khổ giấy 14,5cm x 20,5cm, dày hơn 160 trang, gồm 36 bài viết được tác giả lựa chọn trong hàng trăm tác phẩm đã được đăng tải trên các báo, tạp chí văn nghệ với quãng thời gian gần 30 năm công tác từ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm đến làm báo, hoạt động nghệ thuật và quản lý văn hoá...

 

Nhà báo Nguyễn Hữu Bình

 

Nguyễn Hữu Bình (Bút danh: Ngọc Hữu) một cái tên không còn xa lạ đối với những người cầm bút cũng như giới văn nghệ sỹ trong và ngoài tỉnh. Tác phẩm “Dọc đường cảm tác” được anh viết bằng một ngôn ngữ trực tiếp và giản dị, không lên gân, không màu mè nhào nặn. Với lối hành văn trong sáng, ngôn ngữ dung dị chân phương có thể đi thẳng vào trái tim người đọc. Trải suốt 160 trang sách với 36 “câu chuyện” thật thú vị bởi sự đa dạng của chủ đề được tác giả dẫn dắt một cách rất tự nhiên và hợp tình hợp lý. Thời gian từng bài viết tác giả cố ý không xếp theo thứ tự, chính điều đó tạo nên nét độc đáo “phá thế” theo bố cục lâu nay chúng ta thường bắt gặp. Bằng sự mẫn cảm của một giảng viên văn học và sự nhạy bén của một nhà báo, Hữu Bình đã khéo lựa chọn những sự kiện “đắt” đưa vào tác phẩm với văn phong thật trong trẻo, dịu dàng, pha chút triết lý nhẹ nhàng nhưng không kém phần sắc bén…

 

Tác giả đã lặng lẽ trải lòng những nơi mình đi qua. Đặc biệt Hữu Bình dành rất nhiều tình cảm với miền đất Phú Yên. Nơi anh xem là quê hương thứ hai của mình và đã gắn bó công việc cũng như cuộc sống trên một phần tư thế kỷ đến nay và mãi về sau. Phú Yên miền đất có lịch sử lâu đời, nơi đây còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống, nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng làm đắm say lòng người. Tất cả điều đó được thể hiện qua ngòi bút của Hữu Bình dưới góc nhìn đầy sáng tạo: Lễ bỏ mả của người Ê Đê-M’dhur; Sử thi báu vật của núi rừng; Nhà Rông địa chỉ văn hoá buôn làng Tây Nguyên, Âm vang tiếng cồng Hà Rai…Đồng Cam-điểm đến du lịch, Đền thờ Lê Thành Phương, Gềnh Đá Đĩa-Tuy An, Địa đạo Gò Thì Thùng...,tác giả thể hiện niềm tự hào, phấn khích khi đặt chân đến những địa danh này qua loạt bài viết sâu sắc, phong phú về tư liệu và mang tính nghệ thuật cao.

 

Đối với Hữu Bình, bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá cùng vẻ đẹp con người và danh lam thắng cảnh; Nếp sống và những phong tục truyền thống của người đồng bào dân tộc miền núi Phú Yên là “mạch ngầm” để anh cảm nhận trải lòng và tạo cảm xúc sáng tác. Bên cạnh đó dưới con mắt một nhà báo, nhà quản lý văn hoá nghệ thuật, tác giả còn gợi mở về cách tổ chức, điều hành hoạt động văn hóa lễ hội, du lịch ở Phú Yên.

 

  Bìa tác phẩm “Dọc đường cảm tác”  

 

Là người đi nhiều, hiểu biết rộng, Hữu Bình còn cảm nhận sâu sắc mỗi khi anh đến miền đất mới: Ký ức Chung Chung Buc Do, Những ngày trên đất Thái, Bảo tàng Hàn Quốc...Sinh động, phong phú như những thước phim tư liệu về nhật trình dọc đường của tác giả nơi đất khách quê người, lúc một ngày, khi một tháng, khi đi du lịch, lúc đi vì công vụ. Trong từng bài viết, độc giả thấy được sự đan xen, hòa quyện cách viết của tác giả rất đa phong cách – khi mang màu sắc của một nhà báo, một nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian; lúc mang văn phong của một nhà sư phạm; khi thì viết trong tâm thế một nhà quản lý văn hoá…Người đọc không chỉ được theo chân tác giả tới những quốc gia khác mà còn được biết thêm những tư liệu mang giá trị lịch sử, để từ đó hiểu hơn nhiều sự kiện văn hóa-xã hội, hoạt động của các giai tầng ở nước bạn.

 

Là người con đã có những năm tháng tuổi trẻ sống ở Hà Thành. Trong chạnh lòng “Dọc đường cảm tác” tác giả dành một khoảng lặng Nhớ Hà Nội để tìm về ký ức Văn Miếu Quốc Tử Giám, nhớ Hồ Tây, nhớ phố Khâm Thiên và một tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm. Và một thời vang vọng trong ký ức tác giả những tiếng bom gầm thét của B52, tiếng leng keng của tàu điện, hương kem Tràng Tiền, những ngày sơ tán. Nhà văn, dịch giả Đào Minh Hiệp nhận xét cái “gu” của Hữu Bình “…Mê thơ Xuân Diệu. Khoái nhạc Trịnh Công Sơn…”.

 

Trong chuỗi “Dọc đường cảm tác” Hữu Bình dành riêng một chút “đất” để tôn vinh “Chúa thơ tình” và nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh, như: Xuân Diệu bàn về chất thơ; Nhạc Trịnh có nhiều không gian.Dọc đường cảm tác” là tác phẩm mà bạn có thể đọc một cách dễ dàng từ trang đầu đến trang cuối chỉ trong một buổi tối. Với sự chân thật và gần gũi qua từng bài viết bạn đọc có thể hoài niệm bóng dáng của chính mình trong những câu chuyện. Và sau khi gấp sách lại, bạn mỉm cười với một tình cảm êm dịu ngọt ngào mà không kém phần mãnh liệt len vào trái tim.

 

Sau tác phẩm Lễ bỏ mả của người Ê đê ở Phú Yên vừa được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xuất bản vào tháng 11 năm 2013, Nhà báo Hữu Bình đã khéo chọn. Chọn đúng điểm rơi kết thúc năm 2013 để trình làng tác phẩm “Dọc đường cảm tác” đứa con tinh thần thứ ba của mình. Với niềm đam mê báo chí, văn học nghệ thuật và tình yêu cuộc sống tha thiết, người viết bài này hy vọng năm 2014 với nhiều dự cảm tốt đẹp, Nhà báo Hữu Bình tiếp tục hành trình trên “lưng ngựa” để “tung bờm”, “cất vó” khắp mọi miền đất nước và đem đến bạn đọc những tác phẩm mới đầy ý nghĩa nhân văn.

Th.S NGUYỄN HOÀI SƠN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lắng đọng sau dấu chân

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI