Di sản xanh » Văn hóa
Lạ đời chuyện phụ nữ biết hút thuốc mới lấy được chồng
(10:24:17 AM 15/03/2013)
Men theo sông Trôn, ngược lên các triền đồi A Mớ, là những bãi trồng cây thuốc lá mênh mông. Mỗi hộ gia đình ở đây, ít thì có vài trăm mét vuông, nhiều thì trồng cả sào. Có mặt tại rẫy thuốc nhà mình, bà Hồ Thị KuTe, nói như khoe: “Mình trồng thuốc không chỉ để hút mà còn mang ra vùng A Lưới (Huế, Việt Nam) bán nữa đó. Cả nhà mình ai cũng hút thuốc cả, nếu mà đi mua thì không đủ tiền, nên phải trồng thôi”.
Phụ nữ không hút thuốc rất khó… lấy chồng
Cứ đến tháng 3-4 âm lịch hằng năm, cư dân Ka Lô lại lên đồi “gặt” lá thuốc về mang giã mịn, phơi khô. Những mùa nắng nóng như chảo rang ở vùng thâm sơn này vẫn không ngăn được bước chân người dân lên rẫy. Mật mía rừng là bí quyết để thuốc lào ở Ka Lô thơm, ngọt hơn. Mía được giã vắt lấy nước, cô lại thành cao rồi đem trộn với lá thuốc xay mịn, phơi thêm một lần nắng nữa, đến khi khô giòn, thuốc chuyển sang màu sẫm là hút được.
Ống thuốc của người Ka Lô vừa lớn vừa dài, có khi là cả một đốt tre lồ ô nguyên khối. Tẩu thuốc thì làm bằng thân tre nhỏ hơn, được nạm sắt cứng bên ngoài. Theo những người dân có thâm niên hút thuốc lào ở Ka Lô, cư dân ở đây chế ống, tẩu thuốc lào dài là vì họ muốn có lượng khói nhiều, hút cả ngày mới đủ “phê”!
Trẻ em trong bản đều biết hút thuốc lào
Đối với những phụ nữ, hút thuốc lào là sự khẳng định chính mình với cánh đàn ông, phụ nữ không hút thuốc rất khó… lấy chồng. Dấu tích còn lại của chế độ mẫu hệ trong tộc người Pa Cô, Cơ Tu nơi đây được thể hiện trên… điếu cày!
Trước căn nhà sàn, Hồ Thị Pương đang ngồi dệt thổ cẩm. Chốc chốc, điếu cày trên tay chị Hồ Thị Pờ Lớt - một người bạn hàng xóm lại đưa sang, chị đưa miệng vào rít, tẩu thuốc cháy đỏ, tàn rơi vãi, rồi chị nhả khói ngon lành. Pương năm nay 44 tuổi và đã có 6 mặt con, trừ 2 đứa nhỏ còn chập chững và ẵm ngửa, 4 đứa trẻ còn lại đều có 4 tẩu thuốc lào riêng cho mình.
Chị Pương tâm sự: “Miềng biết hút thuốc lào từ lúc chưa đến tuổi thiếu nữ. Hồi mới lớn, miềng cũng không biết hút, ngửi mùi thuốc còn buồn nôn, khó chịu. Rồi sau đó mẹ mình tập cho mình hút. Cứ sau mỗi lần lên rẫy, mẹ lại lấy thuốc nêm vào tẩu, bỏ than cháy đều, bảo mình hút… cho quen, sau này dễ “nói chuyện” với đám trai bản”.
Hút mấy chục năm thế mà không bị bệnh sao?, tôi hỏi. Pương quả quyết: “Nước suối làng mình sạch lắm. Múc nước suối lên tưới cây thuốc thì hút làm sao mà bệnh được. Cán bộ coi mấy cụ già trong thôn, hút thuốc từ nhỏ mà có ai bị đau ốm gì đâu".
Nói đoạn, như để minh chứng cho “kỳ tích” hút thuốc lào mấy chục năm của mình, Pương leo lên sàn nhà, thoắt cái đã có ống thuốc lào trong tay. Đây là ống thuốc lào do mẹ Pương làm cho, Pương hút từ lúc 8 tuổi cho đến nay và giữ mãi, xem như vật bất ly thân kể cả khi về nhà chồng. Ống thuốc được sử dụng lâu năm, chất tre đã khô, sít lại, dậy lên màu vàng ánh nơi tay cầm; phía đầu ống tẩu màu bồ hóng của tro tàn lâu ngày đã quệt lên một lớp láng bóng.
Pương bảo: “Hồi miềng mới gặp chồng là Pả Mương, mình cũng dùng ống thuốc lào ni để hút. Rồi Mương thấy thích, đêm nào cũng đến nhà mình, hai đứa ra bờ suối cùng hút chung một tẩu, thế là nên vợ chồng”.
Nhà Pương có 6 thành viên đều rít thuốc rất điệu nghệ, mỗi ngày “đốt” hết cả mấy cuộn thuốc. Nếu không trồng thuốc lá để hút, tiền mua thuốc sẽ nhiều hơn tiền mua gạo ăn. Nhiều gia đình ở Ka Lô, gạo thiếu ăn đứt bữa, nhưng thuốc lào thì vẫn hút đều đặn, họ vẫn sống vui tươi, tự nhiên như núi đồi nương rẫy.
Không còn vô tư hút như chị Pương, chị Pờ Lớt cũng hút thuốc mấy chục năm nay nhưng sau cái chết của chồng, chỉ bỏ được mấy ngày nhưng rồi tặc lưỡi đốt tiếp vì… thèm quá. “Không hút thì hai con mắt mình nó cứ nhắm lại, đêm không ngủ, ngày cũng không lên rẫy được", Pờ Lớt phần trần. Trong ký ức của người đàn bà già hơn so với cái tuổi 46 này, Pờ Lớt vẫn nhớ mãi hình ảnh người chồng đau ốm liên miên rồi từ giã mẹ con chị sang bên dòng Trôn nằm lại với núi rừng.
Chị kể: "Nó (chồng chị) ho dữ lắm, vừa ho vừa ôm cả ngực rồi hai mắt trợn ngược. Miềng ra kêu bộ đội biên phòng A Đớt mang thuốc sang, đến chiều thì nó chết”. Ngày đưa chồng Pờ Lớt sang bên cánh rừng ma cạnh sông Trôn, dân bản tránh cả vì sợ lây bệnh. Những ngày rong ruổi ở Ka Lô rồi vòng ra bản A Roóc (một “chi lưu” của bản Ka Lô đã di cư ra gần cửa khẩu Tà Vang), những hình ảnh chúng tôi ghi nhận được là những đứa trẻ, thân cao chưa quá ngọn môn rừng, đã cầm tẩu thuốc phập phè điêu luyện.
Thiếu nữ Ka Lô "phê" bên tẩu thuốc lào
Những đứa trẻ từ 7-10 tuổi, cũng không biết chúng hút từ lúc nào, nhưng nhìn cái cách chúng mồi thuốc, thắp điếu, rồi rít thuốc như đốt rạ không ai không thấy xót lòng! Từ trên nhà sàn bước xuống, bé Kăn Póc (6 tuổi) mang tẩu thuốc cao quá thân người mình. Tưởng mang tẩu thuốc cho bố, ai dè Kăn Póc châm lửa rít thật, nhổ toẹt nước bọt rồi cười hồn nhiên. Nhìn thấy cảnh ấy Hồ Văn Ngao, bố Kăn Póc, cười thẹn: “Thấy mẹ nó hút nên nó hút theo, giờ thành quen rồi”.
Theo Kăn Póc đến lớp học ở cuối thôn, lớp được “chặp vá” với những cái đầu lô nhô, cao thấp, những em học sinh vẫn vô tư mang cả điếu cày vào trong lớp. “Học sinh ở đây đều hút thuốc lào cả. Không biết sao mà bố mẹ chúng cho chúng hút vô tư như thế. Hỏi phụ huynh thì họ nói hút thuốc lào không mang bệnh cho con trẻ nên đành chịu”, cô giáo cắm bản Hồ Thị Thơi, nói buồn buồn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.