»

Thứ năm, 31/10/2024, 02:18:10 AM (GMT+7)

Khung cảnh phi văn hóa tràn ngập mùa lễ hội

(09:36:16 AM 02/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Theo đánh giá của các cơ quan quản lý văn hóa Hà Nội, mùa lễ năm 2013 đã có nhiều chuyển biến, các địa phương tích cực trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Mặc dù, điều đó đúng với thực tế đã diễn ra, tuy nhiên hoạt động của các lễ hội và các điểm văn hóa tâm linh đầu năm ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều điều đáng bàn, nhất là khi tận mắt chứng kiến các hoạt động xung quanh chùa đền.

Đền Ngọc Sơn một địa điểm thu hút đông người mùa lễ hội

 

Vì vậy, việc đưa lễ hội thành nét sinh hoạt tín ngưỡng cộng đồng lành mạnh, đúng với thuần phong mỹ tục của dân tộc đang là bước đường gian nan và nhiều khó khăn. Phóng viên TTXVN đã tận mắt chứng kiến cảnh trẩy hội chùa đền năm nay qua các cuộc đi kiểm tra thực tế với các cơ quan chức năng Hà Nội.

Nghịch cảnh tiền "giọt dầu" công đức

Không biết bắt nguồn từ đâu, các con nhang, đệ tử và khách thập phương mỗi khi đến đình chùa là lại rải tiền "giọt dầu" khắp nơi, từ gốc cây, hòn non bộ, các bàn thờ, thậm chí nhét cả vào tay tượng Phật. Có nghĩa, họ có thể đặt tiền với bất cứ nơi nào cảm thấy linh thiêng, cho dù nơi đó không có một nén hương thờ. Nhiều thì 20 – 50 nghìn, ít thì 1 – 2 nghìn; tờ nọ gối tờ kia, người nọ nhét, người kia đặt, cứ thế thành phong trào... Trong khi hòm công đức đóng to, đẹp, đàng hoàng lại ít người để tâm.

Đến đền Ngọc Sơn những ngày đầu năm mới thấy tín ngưỡng tâm linh của người dân bị xô lệch, ngay tủ kính trưng bày phiên bản rùa hồ Gươm phục vụ khách tham quan cũng được người dân nhét kín tiền xung quanh. Có người cuồng tín tới mức lẩm nhẩm khấn: "mong “cụ” ban phúc làm ăn thuận lợi, sức khỏe tốt, nhiều tài lộc". Còn khu vực nhà bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám cũng được rải vô vàn tiền lẻ, đối nghịch với sự trang trọng của di sản rất có giá trị này. Lâu lâu, những người làm công tác bảo vệ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám đi thu dọn những đồng tiền rải ở khu vực này. Trong những ngày diễn ra lễ hội đền Sóc (huyện Sóc Sơn), người dân cũng thể hiện lòng thành kính của mình bằng hành động thả tiền xuống giếng tại khu vực đền Mẫu... Đó là điều phản cảm mà ngành văn hóa Hà Nội đang trăn trở tìm cách loại bỏ.

Dịp Rằm tháng Giêng, lượng khách đổ về lễ chùa tăng đột biến khiến các nơi thờ tự ở Hà Nội đều quá tải. Điều này cũng làm đảo lộn mọi lễ nghi cần thiết khiến việc lễ bái của người dân cũng trở nên nhốn nháo. Tại chùa Hà (quận Cầu Giấy), tiền "giọt dầu" đặt lộn xộn khắp nơi, tả tơi rơi xuống chân các bàn thờ. Ban quản lý di tích còn “sáng kiến” đặt một rá tre cỡ đại, thủng góc để đựng tiền giọt dầu của khách đến lễ giữa một bệ thờ trang nghiêm tại khu thờ Mẫu. Mặc dù được Thanh tra Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nhắc nhở khi tới kiểm tra nhưng ngay sau đó, Ban quản lý di tích vẫn chưa cất đi.

Còn tại đình chùa Bia Bà (quận Hà Đông), Ban quản lý di tích cũng sáng kiến đóng các thùng tôn để trên ban thờ đựng tiền "giọt dầu". Tuy có gọn gàng song các hòm này không hài hòa tại chốn thờ Thánh linh thiêng

Dịch vụ ăn theo thỏa sức "chặt chém"

Thông thường mùa lễ hội là mùa các dịch vụ ăn theo hoạt động sôi động xung quanh chùa, phục vụ người đi lễ các mặt hàng thờ cúng, viết sớ, ăn uống, trông xe… Lợi dụng tâm lý người đi lễ thường vui vẻ, thoải mái và sự cần thiết của các dịch vụ này khi đi lễ chùa; hàng quán, bán rong đua nhau "chặt chém". Vậy nên, mặc dù khách không hài lòng cũng phải ngậm ngùi trả tiền giá cao vì không thể quay ra khi chưa làm lễ.

Bức xúc nhất là dịch vụ trông xe tại các lễ hội và các điểm văn hóa tâm linh mặc nhiên thu với giá 10.000 đồng/lượt, thậm chí 20.000 đồng/lượt/xe máy. Trong những ngày nghỉ Tết, một số bãi xe di động mọc lên ngay tại khu vực Quảng trường tượng đài Lý Thái Tổ phục vụ khách vui chơi tại nơi này và đi lễ đền Ngọc Sơn với giá vé phổ biến 10.000 đồng/lượt; cao hơn 3 lần so với mức quy định của Thành phố. Khi người gửi phàn nàn giá cao, anh trông xe cộc lốc nói: “Không gửi thì đi nơi khác”. Người gửi đành ấm ức chấp nhận, chứ đi nơi khác thì biết gửi ở đâu quanh khu vực bờ hồ!.

Chiều Rằm tháng Giêng, những bãi gửi xe khu vực phủ Tây Hồ (quận Tây Hồ) đều chật cứng bởi lượng người đua nhau đổ về nơi được cho là rất linh thiêng này. Thu hút đông người gửi nhất là bãi gửi xe của Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Quảng An, tuy vậy giá vé tại đây cũng 10.000 đồng/xe máy và 40.000 đồng/ô tô. Giá này vẫn được cho là thấp hơn một số bãi đỗ lân cận vì có người phải mất tới 30.000 đồng khi gửi ở bãi khác. Khu vực chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa) vào ngày 14 tháng Giêng, là ngày chùa này giải hạn sao nên chật nêm người từ ngoài đường Tây Sơn vào trong sân chùa. Giá vé trông xe vào ngày này tại một số điểm trông xe trên đường Sơn Tây tới 20.000 đồng/lượt nhưng khách vẫn cố chen vào gửi để kịp dự khóa lễ.

Ngoài giá vé trông xe tăng đột biến tại những điểm lễ hội, văn hóa tâm linh; các hàng quán bán đồ lễ cũng đua nhau tăng giá. Tại khu vực chùa Hà, nếu một lễ 3 tập tiền vàng, 1 thẻ hương giá 5000 đồng thì phải mua ở đây 10.000 đồng, 1 kg cam Canh 100.000 đồng, đắt hơn nơi khác 40.000 đồng, 1 kg cam xanh 60.000 đồng đắt hơn nơi khác 20.000 đồng… Tương tự như vậy, tại khu vực đình chùa Bia Bà cũng được chính những người bán hàng thừa nhận đắt hơn nơi khác do phải nhập hàng qua nhiều trung gian. 1 bông hoa hồng có lộc cũng có giá 15.000 đồng, cao hơn nơi khác 5.000 – 7.000 đồng; một gói bánh hay kẹo cũng cao hơn nơi khác tới 1/3…

Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng thừa nhận: “Các lễ hội năm 2013 đều được thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra; đều được duyệt và thông qua kế hoạch, thậm chí có nơi còn cấp phép. Nhìn chung, không gian lễ hội thực hiện tốt và tổ chức tốt, có sự kết hợp giữa lễ hội với các hoạt động khác. Tuy vậy, vẫn còn nhiều sơ sẩy, nhất là những thứ chưa lường trước được”. Không cách nào khác, để một mùa lễ hội hạn chế thấp nhất những bất cập xảy ra, trước hết là sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương, ban quản lý di tích, điểm văn hóa tâm linh trong việc tổ chức, quản lý và tuyên truyền người dân.  

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khung cảnh phi văn hóa tràn ngập mùa lễ hội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI