Di sản xanh » Văn hóa
Khai mạc Triển lãm "Rồng bay-Nghệ thuật cung đình Việt Nam" tại Pháp
(08:13:56 AM 09/07/2014)Khay men trắng vẽ rồng lam thuộc thế kỷ 19
Triển lãm là kết quả của sự hợp tác giữa Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia châu Á - Guimet. Lần đầu tiên, những tác phẩm nghệ thuật cung đình độc đáo mang hình tượng rồng, ý niệm về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật truyền thống và giá trị lịch sử đặc sắc được giới thiệu với công chúng Pháp và bạn bè thế giới.
Phát biểu nhân dịp này, Thứ trưởng Vương Duy Biên đánh giá cao ý nghĩa của sự kiện quan trọng này, một sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Theo ông, tiếp nối thành công của "Năm Pháp tại Việt Nam 2013", "Năm Việt Nam tại Pháp 2014" đã mang đến cho công chúng và bạn bè Pháp hình ảnh một đất nước Việt Nam đậm đà bản sắc truyền thống, đổi mới và phát triển năng động thông qua một chương trình sôi động gồm hơn 100 sự kiện, mở đầu bằng chương trình nghệ thuật “Đêm của Sen” khai mạc "Năm Việt Nam tại Pháp", chuyến thăm Pháp của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh và việc ký Thỏa thuận hợp tác và cho mượn các tài liệu nghe nhìn lưu trữ giữa Viện Phim Việt Nam và Viện Nghe nhìn quốc gia Pháp. Các Tuần, Ngày Việt Nam diễn ra tại khắp các địa phương của Pháp, các cuộc triển lãm nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật đương đại, các triển lãm ảnh, liên hoan phim, sự có mặt của các đoàn nghệ thuật… Chưa bao giờ Việt Nam hiện diện mạnh mẽ và lôi cuốn như vậy ở Pháp.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp Aurélie Filippetti cho rằng triển lãm là dịp để công chúng hai nước Việt Nam và Pháp khám phá và tìm hiểu thêm văn hóa và lịch sử của hai dân tộc, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước. Thông qua hình tượng con rồng, vốn chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Việt Nam, biểu tượng của quyền lực và sức mạnh của các triều đại phong kiến, triển lãm cho thấy bề dày lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam trải dài từ thời đại đồ đồng cho đến triều đại cuối cùng là nhà Nguyễn (1802-1945).
Một mẫu hiện vật tham gia đợt trưng bày.
Các hiện vật được trưng bày tại triển lãm được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như đất nung, gốm, vàng, bạc, đồng, đá quý… Một phần các hiện vật này do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam cho mượn, một phần là bộ sưu tập của Bảo tàng Nghệ thuật Quốc gia châu Á – Guimet, một trong những bộ sưu tập phong phú nhất ở ngoài lãnh thổ Việt Nam. Trong bộ sưu tập của bảo tàng Guimet có nhiều hiện vật được khai quật tại các điểm nghiên cứu khảo cổ do trường Viễn Đông Bác Cổ của Pháp tiến hành tại Thanh Hóa trong khoản thời gian từ năm 1935 đến năm 1938.
Mở cửa từ ngày 8/7 đến ngày 15/9, triển lãm sẽ giúp công chúng Pháp có cái nhìn rõ hơn về những nét đặc trưng của văn hóa Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, đồng thời góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác văn hóa giữa Việt Nam và Pháp.
Áp phích cỡ lớn giới thiệu triển lãm
Kim sách (sách phong bằng vàng) được sử dụng dưới thời ua Gia Long và vua Minh Mạng
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp Aurrelie Filippetti nghe giới thiệu về kim sách triều Nguyễn
Đầu rồng bằng đất nung để trang trí trên mái nhà
Lư hương có hình rồng trang trí
Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Truyền thông Pháp Aurrelie Filippetti (giữa) trao đổi khi xem một bức tượng sơn mài tại triển lãm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.