»

Thứ ba, 26/11/2024, 11:16:47 AM (GMT+7)

Hành vi hoang dã

(18:04:32 PM 15/10/2012)
(Tin Môi Trường) - Con tê giác cuối cùng của Vườn Quốc gia Cát Tiên đã chết. Tin này vẫn như mới hôm qua bởi vì nỗi buồn chưa nguôi ngoai trong lòng những người yêu thiên nhiên và tâm huyết với công việc bảo vệ động vật hoang dã.

 

Nhưng những trái tim tội nghiệp đó lại bị tổn thương khi nhận thêm hung tin một cá thể bò tót và một cá thể voọc chà vá quý hiếm tại Vườn Quốc gia Cát Tiên bị xẻ thịt. Dù người có tinh thần lạc quan nhất cũng mang nỗi hoài nghi về sự tồn tại của những động vật hoang dã quý hiếm thuộc sách Đỏ VN. Sẽ không ai ngạc nhiên khi một ngày rất gần, báo chí đưa tin về cá thể bò tót hay voọc chà vá cuối cùng ở VN đã bị hóa kiếp. 17 người sát hại bò tót và xẻ thịt bán. Các tổ chức quốc tế, quỹ môi trường toàn cầu tài trợ để bảo tồn các loài bò lớn hoang dã ở Vườn Quốc gia Cát Tiến sẽ nghĩ gì khi hay tin này.

 

 

Họ bỏ tiền để giúp mình bảo vệ tài sản thiên nhiên của VN và cũng là tài sản chung của nhân loại, còn dân mình lại giết hại để ăn thịt và bán đầu cho các trọc phú chơi ngông. Động vật hoang dã ngày càng ít đi bởi vì hành vi hoang dã của con người đang lớn dần lên.

 

Không chỉ Vườn Quốc gia Cát Tiên, động vật hoang dã quý hiếm ở nhiều vườn quốc gia khác cũng đang trong tình trạng nguy hiểm. Mạng sống của chúng bị rình rập từng ngày, những nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học trong và ngoài nước không đủ sức để bảo vệ chúng khỏi hành vi ứng xử hoang dã của con người.

 

Nữ tiến sĩ Rosi Stenke đến từ nước Đức, đã dành một phần đời để bảo vệ đàn voọc ở Cát Bà. Hằng ngày, bà đi bộ hàng chục kilômét trong rừng, chăm sóc đàn voọc, đến từng nhà thuyết phục người dân tham gia bảo tồn đàn voọc. Sự quyết tâm và lòng kiên nhẫn của bà cũng lay động ít nhiều các tay thợ săn địa phương. Rồi nhà khoa học Tilo Nadler, người Đức, đã dấn thân để cứu hộ thú linh trưởng tại VN. Họ được nhiều người VN trân trọng gọi là “hiệp sĩ”, mặc dù họ làm những công việc thầm lặng đó không vì bất cứ một loại danh hiệu nào.

 

Đáng tiếc là sự hy sinh của các nhà khoa học không thức tỉnh được cộng đồng. Thịt thú rừng hoang dã vẫn từ rừng chuyển ra phố, các quán nhậu thịt rừng vẫn tưng bừng khách sành hưởng thụ. Trong nhiều nhà của quan chức và đại gia, đầu bò tót, tay gấu, da hổ, da beo vẫn là các thứ để khoe khoang sự giàu có và sành điệu. Đôi khi tiền bạc chất cao hơn lại làm cho văn hóa lùn đi, đặt so sánh này vào trong trường hợp ăn chơi thú rừng hoang dã quả có phần thuyết phục.

 

Rõ ràng chúng ta đang rất cần một nền giáo dục chú trọng rèn luyện nhân cách và đạo đức, lòng hướng thiện ở con người, trong đó có tình yêu thiên nhiên. Hành động hủy diệt thiên nhiên, tàn sát động vật hoang dã hôm nay có nguồn gốc sâu xa từ giáo dục, không chữa trị tận gốc thì không chỉ một cánh rừng nguyên sinh hay một đàn tê giác quý hiếm bị huỷ diệt.

Theo Lao động
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành vi hoang dã

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI