Di sản xanh » Văn hóa
Gợi nhấn những sắc màu quê hương
(09:41:24 AM 22/08/2012)
Khách tham quan triển lãm
Khi tổ chức những trại sáng tác và đi thực tế tới các vùng biên giới biển đảo ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Thanh Hóa, Hải Phòng... Hội Mỹ thuật Hà Nội mong muốn hội viên chia sẻ những gian nan của người chiến sĩ và nhân dân vùng biên giới, hải đảo, khơi lên cảm hứng sáng tạo còn ẩn sâu trong họ. Bất ngờ từ những lần "lặn lội" thực tế ấy, rất nhiều những đột phá sáng tác ra đời, mà theo đánh giá của các nhà phê bình mỹ thuật, hiếm khi nào "bội thu" đến thế.
Triển lãm là một câu chuyện đa sắc về cuộc sống, chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc của quân dân nơi biên cương. Trong đó, nổi bật nhất là tranh, có họa sĩ sử dụng lụa, mực nho... nhưng phần nhiều chọn acrylic, sơn dầu, sơn mài để thể hiện. Phần được phản ánh nhiều là những chuyến tuần tra, canh gác của lính biên phòng và hải quân. Tuy thế, mỗi bức như "Nhà DK1 trên đảo Trường Sa của Việt Nam" (sơn dầu - Nguyễn Viết Nhàn); "Vì sự bình yên biển đảo" (acrylic - Phạm Đắc Hiển); "Ánh mắt lính đảo xa" (acrylic - Nguyễn Hà Bắc); "Tuần tra biển đảo" (lụa - Trần Lăng); "Bình minh trên đảo Trường Sa" (acrylic - Nguyễn Doãn Sơn)... lại có màu sắc và góc nhìn khác nhau. Những bức tranh giàu chuyển động gây được nhiều cảm xúc cho người xem là "Tổ quốc trên vùng đảo nhỏ" (acrylic); "Lính cứu hộ" (sơn dầu - Hoàng Kim Tiến) khắc họa hành động quả cảm của các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ trong sóng gió, bão táp. Những công việc thuyền chài cũng tạo cảm hứng không nhỏ cho các nghệ sĩ, có những hình tượng thật gợi và giàu sức sống trong "Chờ cá về" (sơn mài - Nguyễn Đình Bảng); "Bến cá" (khắc gỗ - Đặng Hướng); "Được mùa cá biển" (sơn dầu - Nguyễn Thế Tuấn). Bên cạnh đó, vẻ đẹp thiên nhiên, con người nơi biên đảo được khắc họa rõ trong "Vùng cao biên giới Hà Giang" (acrylic - Tống Công Thành); "Tổ thêu" (sơn mài - Lê Thị Dậu)... Đặc biệt nhất, bức tranh có hình ảnh Bác Hồ được trưng bày giữa không gian nhà triển lãm "Bác vẫn cùng chúng cháu tuần tra" (sơn dầu - Lê Phi) đã không lặp lại ý tưởng cũ. Hình ảnh Bác dõi theo những bước tuần tra biên giới của chiến sĩ phối màu hiện đại, nét vẽ thoáng và có hồn.
Đề tài được các nghệ sĩ điêu khắc nhiều nhất là tư thế vững vàng và kiên cường của người chiến sĩ, trong đó "Viếng bạn" (composite - Phạm Thanh Long) là tác phẩm được đánh giá cao vì sự cân đối tuyệt vời trong các khối hình, đường khắc.
Nhà phê bình mỹ thuật Bằng Lâm cho rằng, các tác phẩm trưng bày ở đây vừa khéo léo tải được ý nghĩa chính trị vừa thành công bằng những đổi mới trong nghệ thuật. Họa sĩ Nguyễn Văn Nghị, người được coi là đi đầu trong sự đổi mới này thổ lộ, mỗi bức tranh giúp anh thêm một lần khám phá bản thân và thể nghiệm bút pháp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.