»

Thứ sáu, 22/11/2024, 20:23:13 PM (GMT+7)

Đền thờ hơn 20.000 con chuột ở Ấn Độ Tin ảnh

(10:37:31 AM 18/12/2015)
(Tin Môi Trường) - Nếu như chuột là nỗi kinh hoàng của nhiều người thì một ngôi đền ở Ấn Độ lại là ngôi nhà chung của hơn 20.000 con vật thuộc loài gặm nhấm này. Chúng được chăm sóc, uống sữa hàng ngày.

Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Cổng vào đền thờ


Có một thị trấn nhỏ nằm sâu trong sa mạc Thar ở Ấn Độ mang tên Deshnoke. Tại đây có ngôi đền thờ nổi tiếng. Đó là đền thờ Karni Mata, nữ thần Chuột được tôn thờ trong đạo Hindu. Ngôi đền cổ có lịch sử hơn 600 năm tuổi, là một trong những nơi lạ lùng nhất hành tinh và cũng là địa điểm duy nhất thờ chuột trên thế giới.

Người dân địa phương tin rằng, những con chuột được coi là sự hóa thân của nữ thần Karni Mata. Bởi vậy các tín đồ Hindu tới đây thường vuốt ve lũ chuột, cho ăn và để chúng chạy qua chân vì tin rằng sẽ mang lại nhiều may mắn. Hầu hết khách đến thăm đền thường là người dân tới dâng hương và khách hiếu kỳ.

 

Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Trước khi bước vào trong, du khách phải cởi bỏ giày dép


Bước qua cổng đền, du khách có thể nhận thấy hàng đàn chuột chạy tự do khắp nơi. Trước khi vào trong, bạn phải tháo bỏ giày dép và đi chân trần. Nếu không muốn tiếp xúc trực tiếp với chuột, du khách có thể đi một đôi tất dự phòng.

 

Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Chuột ở khắp nơi, được chăm sóc cẩn thận

Chúng cũng có đồ ăn riêng


Đàn chuột dường như khá dạn dĩ với khách. Chúng thản nhiên uống sữa khi có tiếng bước chân nhẹ nhàng lướt qua. Ngược lại hẳn với những nơi khác, tại đây, đàn chuột được trọng vọng, chăm sóc ân cần. Chúng được bảo vệ, cho ăn uống cẩn thận. Nếu không may dẫm chết một con chuột, du khách phải bỏ tiền mua một con chuột bạc đặt trong đền để chuộc tội. Người dân tin rằng, nếu một con chuột bạch vô tình chạy qua chân, bạn sẽ được ban phước lành.


Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Một tín đồ Hindu cúi lạy thần Chuột


Chuột vốn là loài gặm nhấm gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, trong đó có bệnh dịch hạch. Tuy nhiên, kể từ ngày ngôi đền tồn tại tới nay, chưa có bất cứ dịch bệnh nào xảy ra ảnh hưởng tới du khách tới thăm. Đây cũng là một trong những điều kỳ diệu.


Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Dòng người xếp hàng để bước vào trong thăm viếng
Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Du khách bắt gặp chuột ở khắp nơi. Chúng rất dạn dĩ và không sợ người
Đền[-]thờ[-]hơn[-]20.000[-]con[-]chuột[-]ở[-]Ấn[-]Độ
Bên ngoài đền thờ có bày bán nhiều loại thức ăn dành cho loài gặm nhấm này.

Theo BP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đền thờ hơn 20.000 con chuột ở Ấn Độ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI