Di sản xanh » Văn hóa
Dân Ném Thượng quyết không đổi tên lễ hội chém lợn
(15:01:27 PM 09/02/2015)>>Kêu gọi chấm dứt Lễ hội Chém lợn tại làng Ném Thượng, Bắc Ninh
Ngày 8/2, Ban tổ chức lễ hội chém lợn làng Ném Thượng (phường Khắc Niệm, TP Bắc Ninh) cùng cán bộ Phòng Văn hóa thành phố, UBND phường đã họp với hơn 150 người cao tuổi về cách tổ chức lễ hội truyền thống năm 2015. Đề xuất của Sở Văn hóa Bắc Ninh về việc đổi tên lễ hội thành "Rước lợn" và chuyển hình thức chém lợn giữa sân đình sang giết mổ trong khu vực riêng, được đưa ra xin ý kiến cộng đồng.
Dân làng Ném Thượng kiên quyết giữ tên lễ hội chém lợn và mong muốn thực hiện nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh ở giữa sân đình. Ảnh: Hoàng Hà.
"Toàn bộ cao niên trong làng đã phản ứng mạnh lắm. Các cụ nhất quyết không cho đổi tên lễ hội", ông Nguyễn Đình Lợi, Phó ban tổ chức lễ hội cho biết.
Theo ông, những năm trước, các pano, áp phích tuyên truyền cho lễ hội cũng chỉ ghi "Lễ hội truyền thống làng Ném Thượng" chứ không viết "Lễ hội chém lợn". Nghi thức làm cỗ ngọc tế thánh cũng như rước lợn, chỉ là một phần trong nhiều hoạt động của lễ hội nên không có tính chất tổng quát để thay tên được.
Việc thay đổi hình thức chém lợn từ ở giữa sân đình, trước sự chứng kiến của nhiều người sang giết mổ trong khu vực riêng, được luận bàn sôi nổi. Ông Trần Văn Đức, trưởng khu Thượng, Trưởng ban tổ chức lễ hội cho biết, chỉ đạo của cấp trên là sau khi rước lợn sẽ làm cỗ ngọc tế thánh ở phía Tây đình, hạn chế người tham gia. Tuy nhiên, các cụ người cao tuổi ai cũng ý kiến muốn duy trì nghi thức truyền thống.
"Các cụ bảo nếu cán bộ không làm thì để dân chúng tôi làm. Lễ hội là của làng tôi thì hãy để dân làng tôi tự quyết định", ông Đức kể lại.
Những người cao tuổi làng Ném Thượng tỏ ra bức xúc khi nghi thức cúng tế thần linh truyền thống của làng mình với ý nghĩa tốt đẹp là tôn vinh công lao của thành hoàng Đoàn Thượng, nhắc nhở con cháu về truyền thống anh dũng và cầu cho mùa màng bội thu... bị một số người cho là dã man. Các cụ đồng loạt ý kiến, lễ hội không vi phạm pháp luật và để giữ gìn bản sắc quê hương nên muốn duy trì hình thức chém lợn ở sân đình.
Sau rất nhiều tranh luận, Ban tổ chức chưa đi đến quyết định cuối cùng với việc tổ chức nghi thức chém lợn. "Cuộc họp chốt sẽ diễn ra trước lễ hội 1-2 ngày, chúng tôi sẽ công bố làm cỗ ngọc tế thánh bằng cách chém lợn hay giết mổ ở khu vực riêng", Trưởng khu Thượng (phường Ném Thượng, TP Bắc Ninh) nói.
Trước đó ngày 5/2, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh đã phát đi công văn tham mưu UBND tỉnh để xin ý kiến cộng đồng dân cư về việc đổi tên lễ hội chém lợn thành lễ hội rước lợn. Việc tế, rước, lễ vẫn diễn ra theo nghi thức truyền thống, tuy nhiên sẽ không thực hiện nghi lễ chém lợn mà chuyển sang hình thức khác để tránh hình ảnh phản cảm.
Người phát ngôn Bộ Văn hóa Phạm Đình Tân nêu quan điểm của Bộ "không ủng hộ những lễ hội mang tính bạo lực" và cho rằng, đừng nên lấy lý do truyền thống của cộng đồng làng để giữ hủ tục gây bức xúc cho cộng đồng lớn là nhân dân cả nước.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
-
Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
-
Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
-
Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
-
Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
-
Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
-
Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
-
Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
.jpg)