Di sản xanh » Văn hóa
Cuộc truy bắt kẻ đào trộm mồ mả… làm tỷ phú
(15:38:49 PM 01/12/2012)Đối với các dân tộc bản địa đang cư trú ở Tây Nguyên, nhà mồ là nơi hội tụ của sự linh thiêng, huyền bí và không thể tách rời với đời sống tín ngưỡng đa thần. Người chết không mất đi mà biến thành “con ma”, về thế giới bên kia, con ma này lại tiếp tục lao động sản xuất, đón nhận cuộc sống mới giống như ở trần gian với cộng đồng thổ dân và tình cảm nguyên thủy.
Chính vì vậy, khi chôn người chết, một số dân tộc bản địa của Tây Nguyên thường lấp đất rất nông (cạn), chỉ lấp khoảng 40 – 50cm đất lên quan tài và gần như chôn nổi lên mặt đất.
Trồng bắp cho người chết tại một khu nhà mồ ở xã An Thành, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai |
Người ta cắm một ống nứa từ miệng người chết thông lên mặt đất với quan niệm người chết vẫn có thể ăn uống bình thường. Mỗi ngày hai lần, dù nắng hay mưa, gia đình có người chết phải đem cơm, canh, nước uống lên cho “con ma” giống như chăm sóc người bị ốm đau đang nằm một nơi. Họ làm như vậy ít nhất trong vòng hai năm, khi nào có tiền làm lễ bỏ mả thì không phải đem đồ ăn cho “ma” nữa. Sau lễ bỏ mả, “con ma” hoàn toàn phải sống tự lập.
Biết được phong tục chôn nhiều đồ quý cho người chết, trong đó có cả những báu vật mà rất hiếm ai được nhìn thấy như đồng đen, quan tài bằng gỗ sưa, hay đó là đồ trang sức bằng vàng, bạc, những ghè rượu cổ, nồi đồng… nên nhiều đối tượng từ những vùng miền, hay ngay chính người đang cư trú ở địa phương đã tìm cách đào trộm mồ mả, bật tung quan tài, tàn nhẫn đến nỗi làm hài cốt của người chết vương vãi khắp nơi.
Trước nạn đào tung nhà mồ để trộm đồ của người chết về làm giàu của những kẻ bất lương, rất nhiều buôn làng đã phải cắt cử người dựng lều thay nhau canh gác những ngôi mộ vừa chôn.
Người dân tập trung phản ánh tình trạng đào trộm nhà mồ để trộm tài sản người chết |
Già làng Đinh H’Mưng, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai cho biết, vấn nạn đào mồ mả để trộm cắp tài sản không phải bây giờ mới xuất hiện. Tệ nạn này đã manh nha từ sau những năm 90 của thế kỷ trước nhưng nó thật sự bùng phát thành “dịch” từ sau năm 2000. Từ đó đến nay, khắp các buôn làng ở các tỉnh Tây Nguyên, đâu đâu cũng nghe người dân bàn tán hôm nay làng này bị đào trộm mấy ngôi mộ cổ, hôm trước làng kia bị đào tới mười mấy mộ trong đêm, xương người chết bị hất tung lên mặt đất, của cải quý hiếm trong mộ đều bị lấy trộm.
Hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe nhưng từ trước tới nay cả xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai mới chỉ duy nhất bắt được một nhóm 3 đối tượng đào phá mộ mả trộm cắp tài sản.
Đó là vào khoảng giữa năm 2011, một người dân đi làm rẫy phát hiện 2 chiếc xe gắn máy để gần khu vực nhà mồ, nghi ngờ đây là xe của bọn đào trộm nhà mồ nên đã chạy về báo cho buôn làng biết. Khoảng 30 thanh niên trai tráng dưới sự chỉ đạo của già làng, trưởng làng, tiến hành bao vây toàn khu nhà mồ rộng lớn.
Phát hiện có người, 2 đối tượng canh gác ở ngoài liền báo hiệu cho kẻ đang đào mộ rồi cùng nhau bỏ chạy ra xe nhằm trốn thoát. Khi bị truy đuổi, 3 đối tượng này hung hãn đánh trả rồi chạy vào rẫy mía trộng hàng trăm hecta khiến dân làng tưởng chừng bất lực.
Cổ vật và tài sản có giá trị trôn dưới mồ đã khiến nhiều người nổi lòng tham |
Sau ít phút cùng nhau hội ý, tìm cách bắt trộm, cả làng đã thống nhất huy động toàn bộ số chó săn (khoảng 15 con) đi tìm kiếm dấu tích của bọn trộm ẩn náu. Không lâu sau, những chú chó săn cừ nhất của buôn làng đánh hơi được người lạ đã sủa vang cả núi rừng, lao vào tấn công kẻ trộm. Lần đầu tiên trong xã, 3 đối tượng đào trộm mồ mả đã bị dân làng bắt gọn.
Điều đặc biệt, trước sự căm phẫn tột cùng vì hàng trăm ngôi mộ bị đào bới tung tóe, trộm hết đồ vật nhưng khi bắt được trộm, dân làng không ai “xuống cẳng tay, hạ cẳng chân” mà chỉ trói những đối tượng này đem lên bàn giao cho UBND xã để đưa lên công an huyện xử lý.
Dân làng yêu cầu kẻ trộm phải nộp một con trâu, một con heo và một con gà để buôn làng làm lễ cúng ma, lấp lại nhà mồ mà chúng đã đào theo phong tục của cư dân địa phương.
Một nhà mồ vừa bị đào trộm |
Trao đổi với PV, Trung tá Trần Thành Thưởng, phó Trưởng công an huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai cho biết, nạn đào trộm nhà mồ đã xuất hiện từ rất lâu nhưng rất khó bắt được các đối tượng này bởi địa bàn rừng núi quá rộng, chỉ nghe tiếng động kẻ trộm chạy ngay vào nương rẫy rồi lẩn lên rừng là mất dấu tích.
Theo Trung tá Thưởng, huyện cũng đã khởi tố, bắt giam một số đối tượng có hành vi xâm phạm mồ mả người chết, đồng thời rà soát những đối tượng có liên quan đến việc đào trộm mồ mả nhưng chưa đến mức khởi tố hình sự để cảnh báo cho người dân theo dõi.
Ngày nay, hàng nghìn nhà mồ ở các tỉnh Tây Nguyên bị đào bới tanh bành, nhiều giá trị văn hóa, lịch sử mà những nhà mồ để bị mai một chỉ vì lòng tham của những kẻ bất lương muốn làm giàu từ việc làm phi pháp, vô nhân đạo và trái với đạo đức xã hội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.