Di sản xanh » Văn hóa
Cuộc sống mới của đồng bào Cơ Tu nơi biên cương Tổ quốc
(10:23:20 AM 26/12/2013)
( Ảnh minh họa )
Vít một hơi rượu cần, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, già làng đặc biệt có uy tín Alăng Bhuốch- người được ví như cây đại thụ giữa đại ngàn của xã Bhalêê, nói: Cả đời mình theo Đảng, theo Bác Hồ làm cách mạng để giải phóng đất nước, giải phóng cho đồng bào Cơ Tu mình thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu. Bây giờ tuổi đã cao, sức đã yếu, mắt không còn nhìn thấy rõ mọi thứ nhưng trong lòng mình thấy vui sướng vô cùng vì thành quả cách mạng đem lại cho đồng bào mình quá lớn, lớn hơn cả dãy Trường Sơn hùng vĩ hay nước biển Đông bao la.
Già làng Alăng Bhuốch trầm ngâm: Người Cơ Tu mình ngày xưa cơ cực lắm. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Những năm rét buốt kéo dài, cả làng có hàng chục người chết vì đói và giá lạnh. Ngày đó mọi thứ sinh hoạt của đồng bào Cơ Tu miền biên cương này gói gọn trong cuộc sống tự cấp tự túc. Giao thông chưa định hình nên núi rừng vô tình trở thành những bức tường thành ngăn cách sự giao lưu của người Cơ Tu với thế giới bên ngoài. Cả làng xưa chẳng có mấy người biết chữ, lạc hậu, đói nghèo, tăm tối vô cùng. Trẻ con sinh ra nhiều nhưng vì điều kiện khắc nghiệt của thời tiết cộng với sự nghèo nàn lạc hậu đeo bám nên nhiều trẻ đã phải sớm từ giã cõi đời. Ngày đó, ở giữa bốn bề toàn là núi rừng này không có bệnh viện hay trạm y tế xã, trạm y tế quân dân y kết hợp và bác sĩ khám chữa bệnh cho bà con lúc ốm đau như bây giờ. Khi có người trong làng mắc bệnh thì chỉ có một việc duy nhất là cúng, cúng triền miên.
Vít tiếp một hơi rượu cần, già làng Alăng Bhuốch “kết luận”: Ngày trước, người Cơ Tu cơ cực bao nhiêu thì bây giờ vui sướng bấy nhiêu. "Công lao của Đảng, của Bác Hồ đem lại cho đồng bào Cơ Tu mình nhiều như cây rừng Trường Sơn, như nước Biển Đông, không thể nào mà kể cho hết được" - anh Avô Mưng ở thôn Tà Atép 1 tiếp lời.
Là miền biên cương, nơi xa nhất của xã cách trung tâm tỉnh lỵ Tam Kỳ ngót 300 km nhưng đến nay ở xã Bhalêê, 8/8 thôn có đường ô tô; 5/8 thôn có trục đường thôn, xóm và đường ngõ xóm được cứng hóa bằng bê tông. Đặc biệt, tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua trung tâm xã và đi qua 3 thôn Aruung, R’Cung và Atep 2 đã giúp bộ mặt của xã miền biên cương này thay đổi từng ngày; góp phần mở rộng quỹ đất sản xuất để hình thành các vùng trồng các loại cây công nghiệp có giá trị cao có quy mô lớn như cao su và vận chuyển hàng hóa nông lâm sản, giao thương với bên ngoài.
Anh Alăng Lớp, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Bhalêê cho biết: Đến cuối năm 2013, toàn xã có 8 công trình thủy lợi được xây dựng kiên cố, đáp ứng được nhu cầu phục vụ nước tưới cho sản xuất nông nghiệp... Trên 95% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Số còn lại chưa được sử dụng điện vì bà con sống rải rác sẽ được đưa vào các khu tái định cư tập trung để được tiếp cận các tiện ích như điện thắp sáng và nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày. Nhờ lồng ghép có hiệu quả nhiều chương trình hỗ trợ Nhà nước và nhân dân cùng làm, đến thời điểm này, toàn xã không có hộ dân nào phải ở nhà tạm hay nhà dột nát. Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào không ngừng được cải thiện. Xã Bhalêê hiện có 3 trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học bán trú cụm xã và các phòng học tại tất cả các điểm thôn. Con em đồng bào dân tộc Cơ Tu ngày càng có nhiều người theo học tại các trường đại học, cao đẳng, nhiều người đã trở về phục vụ ngay trên quê hương mình. Hiện, toàn xã đã có trên 80% hộ dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Tệ nạn cúng bái vừa tốn kém vừa thiệt thân khi trong nhà có người mắc bệnh đã lùi vào quá khứ. Bhalêê cũng là một trong những xã đầu tiên ở miền biên giới của tỉnh Quảng Nam có Trạm Y tế đạt chuẩn quốc gia từ hơn 3 năm qua.
Cuộc sống tuy vẫn còn không ít khó khăn nhưng ở miền biên cương này, thôn nào cũng xây dựng được nhà văn hóa truyền thống (Gươl) bề thế làm nơi sinh hoạt cộng đồng và cũng là nơi bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo của đồng bào dân tộc Cơ Tu. Từ những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, cuối năm 2013, xã Bhalêê được huyện Tây Giang chọn làm một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Anh Pơ Loong Liên, Chủ tịch UBND xã Bhalêê cho biết, để thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới, trong những năm tới, cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, chính quyền và các ngành, đoàn thể ở địa phương thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền cho đồng bào. Các biện pháp tuyên truyền giúp đồng bào ý thức rằng: Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và không ngoài mục đích nào khác là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào. Xây dựng nông thôn mới còn nhằm khai thác tiềm năng đất đai hiện có để phát triển sản xuất có quy mô lớn nhằm làm cho từng người, từng gia đình có đời sống khá giả hơn. Khi đồng bào đã “thông tư tưởng, đã ưng cái bụng” thì việc gì dẫu có khó khăn đến mấy cũng giải quyết xong.
Chủ tịch xã Bhalêê Pơ Loong Liên cho biết thêm: Một trong những nội dung được đưa vào ký kết giao ước thi đua giữa các thôn trong toàn xã là tích cực tham gia công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn miền biên cương, tranh thủ uy tín của các già làng, trưởng bản để giáo dục con cháu không vi phạm các quy định của pháp luật, nhất là trong công tác bảo vệ rừng, bảo vệ đường biên giới.
Là người có thời gian gắn bó lâu dài với đồng bào các dân tộc ở miền biên giới, Trung úy Nguyễn Sỹ Danh, Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng ANông cho biết: Đóng quân trên địa bàn khu vực biên giới, trong những năm qua công tác phối hợp giữa Đồn Biên phòng ANông với chính quyền và nhân dân các địa phương khu vực biên giới, trong đó có xã Bhalêê diễn ra rất thuận lợi. Cán bộ và chiến sĩ Đồn Biên phòng ANông thường xuyên tham gia giúp đỡ đồng bào xây dựng các công trình thủy lợi, đường giao thông nông thôn, vận động trẻ đến tuổi ra lớp học, khám chữa bệnh, giúp đỡ đồng bào trong những lúc khó khăn. Với người lính nơi biên cương, không chỉ Đồn Biên phòng mới là nhà mà ngay cả nhà của đồng bào cũng là nhà của mình. Các chiến sĩ cùng ăn, cùng ở, cùng làm với đồng bào. Ngược lại, đồng bào không chỉ là những người cưu mang, giúp đỡ cán bộ chiến sĩ mà cùng chiến sĩ góp phần giữ vững tuyến biên giới bình yên. Đặc biệt, chương trình quân dân y kết hợp được thực hiện từ nhiều năm qua ở miền biên giới này đã góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào. Nhiều trường hợp người dân bị bệnh nặng đã được cán bộ chiến sĩ của Đồn Biên phòng ANông chữa trị kịp thời, góp phần tăng thêm mối quan hệ gắn bó keo sơn giữa quân và dân nơi phên dậu của Tổ quốc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.