Di sản xanh » Văn hóa
Công bố 8 kỷ lục Phật giáo năm 2013
(10:55:44 AM 16/05/2013)1. Trường Phật giáo đào tạo nhiều Tăng Ni sinh nhất (Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh)
Học viện Phật giáo Việt Nam (HVPGVN) tại Tp. Hồ Chí Minh tọa lạc tại số 750 Nguyễn Kiệm, P.4, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM, đào tạo Tăng Ni sinh viên với mong muốn nâng cao trí tuệ để hoàn thành tốt con đường tu học, hoằng pháp lợi sinh. Đến nay (năm 2011), Học viện đã đào tạo được 7 khoá Cử nhân Phật học, 1 khóa học đào tạo từ xa và 1 khóa học đang tiếp tục học tới năm 2016.
Giai đoạn 1 (1983-1997): Kế thừa Đại học Vạn Hạnh (1964-1975), trường Đại học tổng hợp đào tạo đa ngành khoa học và nhiều thành phần xã hội, Học viện được khai sinh với tên gọi là Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam. Học viện đào tạo chuyên ngành Phật học cho Tăng Ni sinh, được phép tuyển sinh 4 năm một lần với số lượng Tăng Ni sinh có giới hạn.
Giai đoạn 2 (1997-2005): Vào năm 1997, Trường Cao cấp Phật học Việt Nam tại TP.HCM được chính thức đổi tên thành Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Trong giai đoạn này, Học viện đào tạo được 2 khoá Cử nhân Phật học.
Giai đoạn 3 (2005-2009): Kể từ niên học 2005 của khoá VI trở đi, Học viện thay đổi chương trình học niên chế với mỗi năm hai học kỳ thành hệ thống tín chỉ theo hệ thống giáo dục tiên tiến và phổ quát trên thế giới. Việc tuyển sinh dần dần tiến tới mỗi năm hai lần theo thông lệ quốc tế. Số lượng sinh viên ghi danh thi tuyển sinh và theo học ngày càng nhiều, đã làm cho Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM trở thành trung tâm thu hút các học giả và các nhà nghiên cứu từ nhiều nơi trên thế giới.
Ước tính, cho đến nay HVPGVN tại Tp. HCM đã đào tạo gần 3.500 Tăng Ni sinh viên.
2. Tượng Đức Phật Thích Ca bằng đá saphire lớn nhất (Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên – Vĩnh Phúc)
Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hội Đá Quí Hà Nội đã tiến cúng đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), một pho tượng Phật bằng đá Ngọc Corindon có chứa 80-90% Saphire (có độ cứng là 9, chỉ sau Kim Cương). Đây là pho tượng Đức Phật Thích Ca lớn nhất Việt Nam ở thời điểm này (2011). Tượng cao 3,45m nặng 31 tấn (phần thân tượng nặng 13 tấn, phần bệ tượng nặng 18 tấn), tạo tác Đức Phật Thích Ca đang ngồi kiết già theo tư thế thuở xưa Ngài nhập định 49 ngày dưới cây bồ đề. Và hình cây bồ đề là những bức phù điêu đá tạc hình lá bồ đề, để tỏa nhiều năng lượng hơn. Gương mặt tượng mang hình nét thuần hậu mềm mại của người Việt. Toàn bộ tượng ánh lên màu đen bóng long lanh của ngọc, bề mặt mịn không một tì vết.
Điều đáng nói và quí ở pho tượng Phật này là tượng được tạc từ đá ngọc Việt Nam có chứa 80-90% Saphire (ở xã Châu Thành, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An), được các nghệ nhân Việt Nam thổi hồn dân tộc Việt Nam vào tượng Phật, nên tượng mang bản sắc Văn hoá nghệ thuật, Mỹ thuật Việt Nam.
3. Tượng Phật nhập niết bàn bằng đá saphire lớn nhất Việt Nam (Chùa Hội An – Bình Dương)
Kỳ Lam Ngọc Phật là pho tượng Phật được làm từ một loại đá quý có chứa nhiều chất liệu Corindon (Saphire) màu xanh dương đậm, có độ cứng 8,5 – 9 độ, chỉ thua độ cứng kim cương. Khối đá này đã được Trung tâm viện Ngọc học và trang sức Doji tại Hà Nội kết luận: “Pho tượng Phật được làm bằng loại đá có chứa nhiều chất liệu đá quý Corindon (Saphir) có độ bền và màu sắc đẹp”.
Viên đá này (ở xã Châu Thành, huyện Qùy Hợp, tỉnh Nghệ An), có chiều dài 4,2m, nặng trên 46 tấn, khi hoàn thiện, trọng lượng pho tượng Phật còn lại khoảng 35 tấn. Đây là pho tượng Phật nhập Niết bàn bằng đá Saphire nặng và lớn nhất Việt Nam. Pho tượng được an vị trong khuôn viên chùa Hội An, ngay trung tâm thành phố mới Bình Dương vào ngày mùng 9 tháng giêng năm Qúy Tỵ (nhằm ngày 18.02.2013).
Đây là một tài sản vô cùng quý giá cho vùng đất Bình Dương và Phật giáo Bình Dương. Kỳ Lam Ngọc Phật có nghĩa là pho tượng Phật này sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc, thịnh vượng và nhiều điều tốt lành cho tỉnh Bình Dương, đất nước Việt Nam hiện tại và tương lai.
4. Ngôi Chùa sản xuất phim Phật giáo nhiều nhất (Chùa Hoằng Pháp – Hóc Môn, tp. HCM)
Chùa Hoằng Pháp do cố Hòa thượng Ngộ Chân Tử sáng lập năm 1957. Nơi đây xưa kia là một cánh rừng chồi. Kế tục sự nghiệp tại chùa Hoằng Pháp là TT. Thích Chân Tính, đệ tử của Hòa thượng. Đây cũng là ngôi chùa sản xuất nhiều bộ phim về Phật giáo nhất, bởi những người đứng đầu chùa cho rằng, điện ảnh là một trong những phương tiện rất cần thiết cho việc hoằng pháp trong thời đại ngày nay. Trên thực tế, đa phần những bộ phim Phật giáo đang lưu hành tại Việt Nam đều chuyển ngữ từ phim của Trung Quốc. Trong khi đó, đất nước ta cũng có rất nhiều bậc danh Tăng, nhưng chưa có Tăng Ni Phật tử nào phát tâm thực hiện cuộc đời của các Ngài để giới thiệu cho thế giới biết. Vì lẽ đó, chùa Hoằng Pháp những năm qua đã thực hiện nhiều bộ phim về Phật giáo. Hiện tại, chùa đã phát hành 17 bộ phim, trong đó có 4 bộ phim Ký sự (Về thăm đất Phật; Ký sự vương quốc chùa Tháp…), 7 bộ phim truyện (Hổ ly sơn thất thế; Chợt tỉnh cơn mê; Con gái vua Trần Nhân Tông…), 6 bộ phim hoạt hình (Địa tạng vương Bồ tát; Chuyện về nhân quả; Nhất hưu hòa thượng)… xoay quanh chủ đề về Phật giáo. Sự ra đời của các bộ phim về Phật giáo do chùa sản xuất và phát hành không chỉ đáp ứng về mặt tinh thần cho cộng đồng Phật tử trong và ngoài nước (nhiều phim có phụ đề tiếng Anh) mà còn khẳng định rằng Phật giáo đã, đang và sẽ chuyển mình cùng nhịp sống của thời đại.
5. Kênh truyền hình sản xuất và phát sóng nhiều chương trình nhất về chủ đề Phật giáo Việt Nam (kênh AVG)
Kênh truyền hình An Viên (AVG) là kênh truyền hình có nội dung tư tưởng của đạo Phật. Đây là kênh truyền hình được Bộ Thông tin & Truyền thông cấp giấy phép cho phép Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương (BTV) và Công ty CP nghe nhìn toàn cầu (AVG) liên kết sản xuất nội dung.
Ngay từ khi ra đời, kênh An Viên đặt mục tiêu trở thành một kênh truyền hình tổng hợp trong đó xây dựng nhiều chương trình mang tính giáo dục cao, dựa trên nền tảng tư tưởng, giáo lý nhà Phật. Cụ thể là phổ cập các giá trị, chuẩn mực đạo đức để người xem có được những giây phút sống chậm, lắng đọng trong tâm tư để cùng hiểu và thương, cùng hướng tới những điều tốt lành, những giá trị nhân văn tốt đẹp.
Đến nay, dưới sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như các cơ quan ban ngành của Chính phủ, kênh truyền hình An Viên đã xây dựng được được gần 20 chương trình như: Dưới bóng Bồ Đề, Chùa Việt Nam, Đâu là đúng, Ngày An Viên, Sống yêu thương, Thiền, Xưa và Nay, Hiểu và Thương, Phim truyện Phật giáo, Vườn yên tĩnh, Phim tài liệu Phật giáo,… Thời gian phát sóng các chương trình về chủ đề Phật giáo là 2h/ngày.
6. Người biên tập và biên soạn kinh sách Phật giáo nhiều nhất (Thượng tọa Thích Nhật Từ)
Thượng tọa Thích Nhật Từ sinh năm 1969 tại Tp. Hồ Chí Minh, trụ trì chùa Giác Ngộ từ năm 1992 và gắn bó với ngôi chùa này cho đến nay. Với mong ước những cuốn sách về Phật giáo sẽ đem lại nhiều điều bổ ích và an lạc cho mọi người, từ năm 2006 đến nay, Thượng tọa Thích Nhật Từ đã viết 28 cuốn sách (Thế giới cực lạc, Quay đầu là bờ, Con đường an vui…), đồng chủ biên 8 cuốn sách (Phật tích Ấn Độ & Nepal hành trình theo dấu chân Phật (đồng chủ biên với ông Võ Văn Tường); Chăm sóc môi trường -Giải pháp của Phật giáo về thay đổi khí hậu (đồng chủ biên với GS. Lê Mạnh Thát); Văn học Phật giáo với 1.000 năm Thăng Long (đồng chủ biên với HT. Thích Giác Toàn, GS. Trần Hữu Tá)…, biên dịch và biên soạn hơn 100 các đầu sách cùng các tác giả khác… Những cuốn sách viết về Phật giáo của thầy không chỉ đơn giản là những bài kinh kệ, không đơn thuần chỉ phục vụ tín ngưỡng lễ hội, ngoài những tính triết lý siêu thế còn là những câu chuyện đời hết sức thiết thực nhằm xóa đi nỗi khổ đau và giúp con người trong mỗi thời đại tìm được hạnh phúc an lạc cho chính bản thân mình ngay tại cõi đời này, hay những vấn đề chung mà xã hội cùng quan tâm về hiếu kính, khủng hoảng tài chánh toàn cầu...
Đến nay, Tủ sách Đạo Phật Ngày Nay do Thượng tọa Thích Nhật Từ chủ biên bao gồm các nghi thức tụng niệm thuần Việt và trên 200 đầu sách nghiên cứu và ứng dụng về Phật học, thuộc loại sách cần thiết cho mọi đối tượng độc giả. Một số cuốn sách của Thượng tọa được lấy cảm hứng để dựng phim và làm thành bài giảng sinh động.
7. Người đọc sách nói Phật giáo nhiều nhất (Bà Nguyễn Hướng Dương)
Bà Nguyễn Hướng Dương, Giám đốc "Quỹ từ thiện sách nói dành cho người mù", sau tai nạn bất ngờ mất đôi chân năm 25 tuổi, đã giành thời gian và công sức để đọc sách nói dành cho người mù. Số lượng đầu sách bà đọc chủ đề Phật giáo hiện tại là 200 quyển. Sách nói Phật pháp hiện đang được phát hành tại chùa Giác Ngộ, quận 10 và chùa Dược Sư – quận Bình Thạnh, Tp. HCM. Trong những chuyến đi về các chùa ở các tỉnh, thành trên cả nước – những nơi ít khi có các vị giảng sư đến thuyết pháp, những CD sách nói này được dành tặng cho các Tăng Ni, Phật tử những nơi đó.
Hiện tại Thư viện sách nói dành cho người mù của bà đã đưa được sách nói lên mạng Internet sachnoionline.com để phục vụ rộng rãi hơn cho người mù. Đến nay, trang web này đã có hơn 6 triệu lượt người truy cập và nhận được sự tán thành, ủng hộ của nhiều người, kể cả người sáng mắt. Số lượt truy cập vẫn tăng lên hàng ngày, hàng giờ.
Một số cuốn sách mà bà đã đọc như: Chìa khóa dẫn đến giác ngộ (Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa); Tâm kinh những bài học về trí tuệ (Đức Đạt Lai Lạt Ma); An lạc từ tâm (HT. Thích Thánh Nghiêm); Trọn một đời tôi (HT. Thích Thanh Từ); Phật pháp cứu đời tôi (TT. Thích Chân Tính)…
8. Bộ sưu tập tem về đề tài Phật giáo nhiều nhất (Ông Nguyễn Đại Hùng Lộc)
Đây là bộ sưu tập tem của ông Nguyễn Đại Hùng Lộc (Tp. HCM), được sưu tập công phu trong 10 năm. Bao gồm 24 khung tem theo tiêu chuẩn quốc tế với tổng cộng có 384 trang khổ 23x29mm.
Bộ sưu tập được thuyết minh chi tiết theo chủ đề. Chủ đề Sự ra đời của Phật giáo, nói về các thuyết chủ yếu về ngày Đản sinh của Đức Phật, hay chủ đề về Đại lễ Vesak, cùng những nguồn gốc người sáng lập ra Phật giáo và những câu chuyện liên quan. Như Bloc tem của Sri Lanka năm 1988 – Bồ tát Tất Đạt Đa đản sanh đứng trên bông sen, ngón tay chỉ lên trời nói rằng “Thiên thượng địa hạ duy ngã độc tôn”…
Tổng cộng có gần 2400 vật phẩm bưu chính thuộc 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Có nhiều tem hiếm, tem dị bản (error), bì thư thực gửi quý hiếm, bản in thử (Proof), bản in đặc biệt (epreuve de luxe), block tem đặc biệt…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.