Di sản xanh » Văn hóa
Chùa Shwedagon quan trọng với người Myanmar như thế nào?
(12:57:27 PM 20/11/2015)
Chùa Shwedagon là điểm đến linh thiêng của người Myanmar. Ảnh: Myanmartraveland.
Lịch sử lâu đời
Theo truyền thuyết, chùa Shwedagon có hơn 2.500 lịch sử. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ ước tính công trình bắt đầu được xây dựng từ thế kỷ 6. Chùa xuất hiện trong văn bản lịch sử từ năm 1485, khi truyền thống dát vàng các tháp Phật hình thành. Thành viên hoàng gia thường cúng số lượng vàng bằng hoặc gấp nhiều lần cân nặng của mình để làm lá vàng dát lên tháp.
Shwedagon đã được trùng tu nhiều lần do hư hại từ các thảm họa tự nhiên và chiến tranh. Trải qua nhiều lần động đất như năm 1769, đầu thế kỷ 20 và một vụ hỏa hoạn lớn vào năm 1931, chùa Shwedagon vẫn đứng vững trên đỉnh đồi. Ngôi chùa được coi là biểu tượng của sự đoàn kết dân tộc, của bản sắc quốc gia. Đây là nơi diễn ra các hoạt động chính trị trong quá trình giành độc lập của Myanmar.
Đây là công trình Phật giáo linh thiêng nhất Myanmar. Các nhà sư, các gia đình và tín đồ đạo Phật coi việc hành hương tới chùa Shwedagon cũng giống như người theo đạo Hồi nhìn nhận việc phải tới thánh địa Mecca một lần trong đời. Chùa lưu giữ 4 báu vật đối với các tín đồ Phật giáo: cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, dụng cụ lọc nước của Phật Câu Na Hàm, mảnh áo của Phật Ca Diếp, và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.
Toàn bộ tháp chính được dát vàng. Ảnh: Outoftownblog.
Bảo vật kiến trúc
Trải rộng trên diện tích 50.000 m2, chùa Shwedagon được xây dựng trên ngọn đồi thiêng Singuttara, với tháp cao nhất lên tới 99m. Đứng từ bất cứ đâu ở thành phố, bạn cũng có thể nhìn thấy công trình ấn tượng này. Chính phủ đã ban quy định các tòa nhà xây ở khu vực thành phố Yangon không được vượt quá chiều cao của chùa Shwedagon (tính cả nền đất là 160 m).
Toàn bộ khu vực chùa đều có các tòa tháp Phật giáo dát vàng với kiến trúc tinh xảo, nhưng tòa tháp chính khổng lồ vẫn là trung tâm chú ý của mọi tín đồ và du khách. Một lối đi trải thảm quanh tháp giúp người tới thăm chùa tránh khỏi nền đá nóng dưới ánh mặt trời, do tất cả phải cởi bỏ giày dép từ cổng chùa.
Tháp nằm trên một nền vuông cách mặt đất 6,4 m, nổi bật hẳn so với các tháp xung quanh. Quanh tháp chính có 4 tháp nhỏ hơn ở bốn hướng và hơn 60 tháp nhỏ rải rác. Tổng chiều cao của tháp chính là 99 m. Tháp có một chiếc chuông lớn được dát vàng toàn bộ, mỗi năm chuông lại được dát một lớp mới.
Phần lọng tháp có 7 tầng, được dát vàng và nặng tới hơn 1 tấn, trang trí bằng chuông vàng, chuông bạc và nhiều loại đá quý. Tầng cao nhất được khảm hơn 1.100 viên kim cương, 1.383 viên đá quý. Đỉnh tháp có một quả cầu gắn 4.351 viên kim cương, trên cùng là một viên khổng lồ lên tới 76 carat.
Khu vực quanh tháp chính còn nhiều tháp Phật với các sảnh cầu nguyện, tượng điêu khắc và đền thờ. Quần thể tôn giáo này có không gian tĩnh lặng, với khu vực xung quanh nhiều cây xanh, càng làm nổi bật màu vàng lộng lẫy của chùa.
Chỉ các nhà sư hoặc nam giới mới được lên sân hiên của bảo tháp. Ảnh: Jessicamudditt.
Phụ nữ trong Phật giáo Myanmar
Tại chùa Shwedagon, chỉ các nhà sư và nam giới mới được lên phần sân hiên ở đế tháp chính. Tuy nhiên, việc giới hạn phụ nữ ở các công trình tôn giáo là điều khá phổ biến ở Myanmar.
Phần lớn các đền chùa Phật giáo đều không cho phép phụ nữ tới gần tượng Phật hay bảo tháp, như khu vực phía trước tháp Mahar Myat Mu Ni hay chùa Inle Phaung Daw Oo chỉ dành cho nam giới. Phụ nữ cũng không được phép trực tiếp dán lá vàng lên một số công trình tôn giáo, mà phải thông qua nam giới, như tại chùa Đá Vàng.
Những quy tắc cần nhớ khi vào chùa ở Myanmar
Khi vào chùa Shwedagon hay bất cứ ngôi chùa nào ở Myanmar, du khách cần ghi nhớ một số nguyên tắc quan trọng. Trước hết, bạn không được mặc áo phông không có tay và quần đùi, tốt nhất là nên ăn mặc lịch sự (không lộ ngực, không mặc đồ xuyên thấu hay quần legging). Ngoài ra, bạn cần che vai và đầu gối, bỏ giày và tất ra trước khi vào các đền chùa.
Ngoài ra, du khách cần tránh làm ồn, không quay lưng lại với tượng Phật dù là để chụp ảnh, tôn trọng các nhà sư và người dân địa phương. Du khách nữ không được chạm vào nhà sư. Nếu muốn dâng lễ hoặc quyên tặng cho các nhà sư, bạn phải dùng cả hai tay.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.