»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:10:39 AM (GMT+7)

Buổi diễn thuyết và thảo luận “Brexit, Hội nhập khu vực và ASEAN”

(16:32:33 PM 20/09/2016)
(Tin Môi Trường) - Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội – L’Espace và Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) tại Hà Nội tổ chức buổi diễn thuyết và thảo luận của Giáo sư David Camroux, Chuyên gia cao cấp tại Học viện Chính trị Paris và là Giáo sư thỉnh giảng tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQGHN).
Buổi[-]diễn[-]thuyết[-]và[-]thảo[-]luận[-]“Brexit,[-]Hội[-]nhập[-]khu[-]vực[-]và[-]ASEAN”
 
 
Brexit, quyết định của cử tri Vương quốc Anh (hay cụ thể hơn là của công dân Anh và xứ Wales) về việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu trong cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức vào ngày 23/6 vừa qua, thường được mô tả như một cuộc “ly hôn”. Theo cách so sánh này, có thể nói nước Anh hiện nay đã không còn có chỗ trong phòng ngủ chính nữa, thay vào đó là phòng ngủ dành cho khách và tiếp tục sống trong căn nhà không còn được coi là của mình. Trong lúc chính phủ Anh giai đoạn hậu trưng cầu dân ý, đang xác định các mục tiêu và điều khoản cho cuộc “ly hôn”, thì 27 người bạn cùng nhà - nói theo một cách ẩn dụ - cũng đang tiến hành lên kế hoạch cho việc cải tạo nơi ở của mình. 
 
Có một quan điểm sai lầm cơ bản nằm ngay ở bản chất của lá phiếu Brexit: Hơn 52% cửa tri Anh bỏ phiếu để lựa chọn rời đi, dường như chỉ nghĩ rằng họ đang bỏ phiếu cho một hành động đơn phương, trong khi đó, thực chất họ đã bỏ phiếu cho cả một quá trình. Trên phương diện pháp lý, quá trình này thậm chí sẽ không được chính thức khởi động cho đến khi chính phủ Anh viện dẫn Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, sớm nhất là trong nửa đầu năm 2017. Quá trình này đòi hỏi ít nhất là hai năm và, có lẽ, lên tới mười năm để giải quyết triệt để hết các điều khoản của cuộc “ly hôn”.
 
Trong bài diễn thuyết của mình Giáo sư David Camroux, trước hết sẽ phân tích những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa của cuộc trưng cầu dân ý. Khoảng thời gian chỉ ba tháng sau sự kiện bỏ phiếu, hãy còn là quá sớm để xem xét những hậu quả lâu dài của Brexit. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể phác họa được những kịch bản khác nhau dựa vào lựa chọn của chính phủ Anh – “Brexit cứng”; “Brexit mềm”; hay là một chính sách cân bằng giữa cả hai, mà 27 quốc gia thành viên EU còn lại thừa nhận rằng điều này thường bị bỏ quên. Hay chúng ta có thể sử dụng thuật ngữ khá vô nghĩa của tân Thủ tướng Anh, bà Teresa May, để đặt câu hỏi “Brexit nghĩa là Brexit” thật sự có nghĩa là gì?
 
Từ Hà Nội, không từ góc độ của châu Âu, tới qui mô quốc tế rộng lớn hơn, cuộc trưng cầu dân ý chắc chắn đã có những ảnh hưởng tích cực trong việc thu hút sự chú ý đến vô vàn những thách thức của quá trình hội nhập khu vực liên quốc gia ở những khu vực khác trên thế giới. Sử dụng phương pháp nghiên cứu so sánh, trong phần thứ hai của bài diễn thuyết Giáo sư David Camroux sẽ đưa ra một vài trong số những thách thức này, chẳng hạn như sự phát triển của bản sắc siêu-khu vực, tương thích và bổ sung cho nguyện vọng dân tộc. 
 
Bên cạnh đó, nhiệm vụ của hội nhập khu vực xuyên quốc gia trong việc cung cấp không gian chính trị cho “chủ nghĩa tiểu khu vực" (giữa các thành viên riêng lẻ của "câu lạc bộ" khu vực) cũng sẽ được nhắc đến, đương nhiên là ở một mức độ thích hợp của quá trình thể chế hóa. Hơn nữa, vai trò quan trọng của các mối đe dọa từ bên ngoài như là một động lực hợp nhất cho sự hội nhập khu vực cũng sẽ được đề cập. Cuối cùng, nếu như hội nhập khu vực được coi là có thể cung cấp lá chắn bảo vệ, nhằm chống lại các tác động của toàn cầu hóa, thì chuyện gì sẽ xảy ra khi, trong bối cảnh chủ nghĩa đại chúng và chủ nghĩa bài ngoại đang trỗi dậy, khu vực hóa đang được coi đơn thuần là một biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa?
 
Dựa trên những ý tưởng nói trên, trong phần thứ ba và cũng là phần cuối của bài diễn thuyết, Giáo sư David Camroux sẽ đưa ra một số khuyến nghị với hi vọng sẽ phần nào dự đoán được những tác động của thách thức đối với tiến trình hội nhập khu vực của ASEAN.

Giáo sư David Camroux là Chuyên gia cấp cao đương nhiệm tại Học viện Chính trị Paris. (CERI). Ông còn là Phó giáo sư danh dự của Viện Nghiên cứu Chính trị Paris (IEP), là nơi tiến sĩ từng giảng dạy về xã hội đương đại Đông Nam Á, quan hệ EU - châu Á và hội nhập khu vực châu Á. Tháng 2 năm 2016, ông được mời làm Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKHXH&NV), Việt Nam; và bắt đầu giảng dạy từ tháng 9/2016.

 
Ông cũng từng là giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Kinh tế London, Đại học Trung Âu, Đại học Gadjah Mada, Đại học Waseda, Đại học Yangon và Đại học Korea. Hoạt động và nghiên cứu trong môi trường liên ngành, kết hợp giữa Chính trị học So sánh và Quan hệ Quốc tế, Giáo sư là tác giả của nhiều bài viết về chính trị và lịch sử Đông Nam Á, quan hệ quốc tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và quan hệ EU – châu Á. Giáo sư hiện đang trong quá trình hoàn tất một chuyên đề khoa học đồng tác giả với ông Don Patha có tựa đề “Các cuộc khởi nghĩa, bản sắc, và chủ trương đòi lại lãnh thổ của người Hồi giáo: Vùng cực nam Thái Lan” (Islamic Insurrection, Identity, Irredentism: Thailand’s Deep South). Giáo sư cũng đang tiến hành một nghiên cứu so sánh hai hiệp định thương mại TPP và TTIP cũng với ông Chad Damro (Đại học Edinburgh). 
 

Giáo sư David Camroux tốt nghiệp Đại học Sydney (Bằng Cử nhân danh dự) và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Paris III: Sorbonne Nouvelle. Ông là đồng chủ bút của tờ “Tạp chí các vấn đề thời sự khu vực Đông Nam Á” (The Journal of Current Southeast Asian Affairs). Giáo sư cũng là nhà bình luận thường xuyên về các vấn đề khu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương cho truyền thông Pháp. Ngoài lĩnh vực học thuật, giáo sư còn là thành viên của Ủy ban Châu Á - Thái Bình Dương tham mưu cho Ban thư ký quốc tế của các Đảng cầm quyền Pháp.

 

.Buổi diễn thuyết và thảo luận sẽ được tổ chức vào Thứ Ba, ngày 20 tháng 9 năm 2016, lúc 18h Tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp -L’Espace (24 Tràng Tiền, Hà Nội). Với sự dẫn dắt của ông Andrew Hardy - Giám đốc EFEO tại Hà Nội

Ban Biên Tập
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Buổi diễn thuyết và thảo luận “Brexit, Hội nhập khu vực và ASEAN”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI