»

Thứ sáu, 22/11/2024, 09:26:03 AM (GMT+7)

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có “Thiếu hiểu biết, hống hách và ngang ngược”?

(18:38:58 PM 05/06/2017)
(Tin Môi Trường) - Ngày 2/6, Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch ban hành văn bản yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng xử lí ông Huỳnh Tấn Vinh, một người đang được coi là đấu tranh cho sự toàn vẹn của thiên nhiên bán đảo Sơn Trà, vì những phát ngôn của ông này trong hội thảo góp ý về việc bảo tồn cảnh quan bán đảo Sơn Trà trước sự tàn phá của các dự án du lịch nơi đây.

Bộ[-]Văn[-]hóa,[-]Thể[-]thao[-]và[-]Du[-]lịch[-]có[-]“Thiếu[-]hiểu[-]biết,[-]hống[-]hách[-]và[-]ngang[-]ngược”?

Thông báo của Bộ VHTTDL rút lại văn bản vừa ban hành

 

Điều này khiến dư luận dậy sóng vì cách hành văn “ngang ngược” trong văn bản này. Chưa kể những người làm việc trong hệ thống, người dân bình thường cũng có thể nhìn thấy văn bản không có căn cứ pháp lí, thể hiện sự coi thường dư luận, coi thường các tổ chức nhân dân, của cái gọi là cơ quan Văn hóa này.
 
Ngay sau đó, dưới sức ép của dư luận, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phải ngậm đắng nuốt cay ra văn bản thu hồi công văn yêu cầu ngang ngược kia.
 
Bộ[-]Văn[-]hóa,[-]Thể[-]thao[-]và[-]Du[-]lịch[-]có[-]“Thiếu[-]hiểu[-]biết,[-]hống[-]hách[-]và[-]ngang[-]ngược”?
Văn bản do ông Huỳnh Vĩnh Ái, Thứ trưởng Bộ VHTTDL yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng xử lý ông Huỳnh Tấn Vinh.
 
Không phải đến bây giờ, dư luận mới nhìn thấy sự yếu kém trong quản lí của cơ quan này, liên tiếp các sự việc xảy ra gần đây cho thấy Bộ VHTTDL thực sự có vấn đề trong việc sử dụng nhân sự tham mưu và sự quan liêu của cấp lãnh đạo bộ này.
 
Công văn yêu cầu “ngang ngược” gây ồn ào dư luận và cái thiệt hại về uy tín lần này được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lĩnh đủ. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu Bộ VHTTDL ra văn bản kiểu này, và trong một số trường hợp, các cơ quan tổ chức liên quan đã phải chịu nhiều thiệt hại mà không biết kêu vào đâu.
 
Điển hình, ngày 10/3/2017, dưới sự tham mưu của Cục di sản và Thanh tra Bộ VHTTDL, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã ký văn bản số 932/BVHTTDL-TTr gửi UBND các tỉnh thành phố, nội dung công văn yêu cầu các tỉnh thành phố không tổ chức các hoạt động của ba tổ chức là Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam và Hội Sinh vật cảnh trong một số hoạt động.
 
Điều đáng nói, hoạt động của ba tổ chức này hoàn toàn không thuộc thẩm quyền của Bộ VHTTDL. Ví dụ việc công nhận “Cây Di sản” của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Trong văn bản gửi đi Bộ VHTTDL nhầm thành Hội Sinh vật cảnh), hay chứng nhận “Việt Nam Linh thiêng cổ tự” của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam là những sáng kiến của các tổ chức nhân dân, không mượn danh nhà nước, không lấy ngân sách quốc gia. Hoàn toàn không thuộc phạm vi quản lí cả về tổ chức lẫn chuyên môn của Bộ. Nhưng Bộ VHTTDL cho mình được quyền can thiệp thô bạo vào hoạt động của các cơ quan này.
 
Trong văn bản gửi đi do bà Liên ký, Bộ VHTTDL nhấn mạnh cấm các tổ chức này triển khai các hoạt động khi chưa có quy định pháp luật cho phép thực hiện. Bà Liên và các nhân viên của mình không hiểu rằng, trong xã hội, người dân, và các tổ chức kinh tế xã hội được quyền làm những việc pháp luật không cấm, chứ không phải cho phép mới được làm.
 
Để bảo vệ quyền lợi cho tổ chức, Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam đã làm văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về việc Bộ VHTTDL ra văn bản trái với thẩm quyền này. Đồng thời, LH các Hội UNESCO Việt Nam kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét việc văn bản Bộ VHTTDL do bà thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ký có đúng với vai trò chức năng của Bộ hay không.
 
Ngày 16/5/2017, Cục kiểm tra Văn bản Quy phạm Pháp luật thuộc Bộ Tư Pháp đã có công văn phản hồi.
 
Nội dung công văn nêu rõ: “Công văn số 932/BVHTTDL- TTr ngày 10/3/2017 là văn bản hành chính của Bộ VHTTDL, trong đó có nội dung “Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị:
 
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng không tổ chức các hoạt động nên trên trong lĩnh vực, địa bàn quản lý…
 
2. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam dừng việc tổ chức vinh danh và công nhận “Cây di sản”; cấp bằng cho hệ thống đền…”.
 
Với cách diễn đạt có tính chất “đề nghị” tại Công văn số 932/BVHTTDL-TTr, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, nội dung nêu trên không phải quy phạm pháp luật.
 
Như vậy, bất chấp quyền và lợi ích của các tổ chức nhân dân, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch không tham khảo các quy định của pháp luật, không tìm hiểu, không đối thoại với các cơ quan liên quan mà vội vàng ban hành một văn bản gây hiểu nhầm và ảnh hưởng vô cùng lớn đến hoạt động của các tổ chức này.
 
Bộ[-]Văn[-]hóa,[-]Thể[-]thao[-]và[-]Du[-]lịch[-]có[-]“Thiếu[-]hiểu[-]biết,[-]hống[-]hách[-]và[-]ngang[-]ngược”?
Bộ Tư pháp trả lời Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam về tính quy phạm của văn bản số 932/BVHTTDL-TTr ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Liên hiệp Hội.
 
Hành vi ngang ngược thể hiện trong văn bản bà Liên thứ trưởng ký, không khác gì văn bản ông Huỳnh Vĩnh Ái yêu cầu Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng xử lý ông Huỳnh Tấn Vinh. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự và hoạt động của các bên liên quan.
 
Tại văn bản của Cục kiểm tra văn bản QPPL thuộc Bộ Tư pháp gửi LH các Hội UNESCO Việt Nam còn có nội dung: “Trong thực tiễn thi hành pháp luật, nếu các cơ quan, công chức nhà nước viện dẫn những nội dung tại Công văn số 932/BVHTTDL-TTr để thực hiện hành vi trái với quy định pháp luật hiện hành, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam thì sẽ không đảm bảo tính hợp pháp và Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam có thể thực hiện quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật (Luật khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành.”
 
Có lẽ, đã đến lúc, các tổ chức nhân dân bị ảnh hưởng quyền lợi cần phải lên tiếng mạnh mẽ, thậm chí khởi kiện ra tòa, trước nạn quan liêu cửa quyền của một số cán bộ và quan chức vô trách nhiệm thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
 
Không có điều gì làm mất uy tín của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước bằng những văn bản thể hiện sự “thiếu hiểu biết, hống hách, ngang ngược” như trên của cơ quan mang danh Văn hóa này.
(Song Hồ/Tạp chí điện tử Ngày nay)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có “Thiếu hiểu biết, hống hách và ngang ngược”?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI