Di sản xanh » Văn hóa
Bình Định: Đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt thành di tích quốc gia đặc biệt
(14:11:24 PM 10/01/2015)Khu đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt cùng 13 di tích khác trên cả nước vừa được Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Khu đền thờ này nằm cách TP Quy Nhơn 42 km về phía Tây Bắc ở làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn (Bình Định).
Trong bối cảnh đất nước loạn lạc vào thế kỷ 18, các thế lực phong kiến tranh nhau để giành địa vị, đất nước bị chia cắt, cuộc sống nhân dân khốn cùng. Dưới ngọn cờ chính nghĩa, ba anh em nhà Tây Sơn phát động phong trào nông dân lập nhiều chiến công vang dội. Từ một cuộc khởi nghĩa nông dân, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước.
Triều đại nhà Tây Sơn thành lập với nhiều chính sách tiến bộ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, trong đó nổi bật vai trò vị hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ. Ông là một thiên tài quân sự của Việt Nam, thần tốc, bách chiến bách thắng. Nổi bật nhất là ngày 5/1 năm Kỷ Dậu (1789), đội quân của hoàng đế Quang Trung đã đánh tan 29 vạn quân Thanh, vang dội nhất là trận Ngọc Hồi – Đống Đa tiến vào giải phóng thành Thăng Long.
Năm 1979, Khu Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt, cây me, giếng nước được xếp hạng di tích Quốc gia.
Theo các nhà sử học, điều làm nên giá trị Điện thờ Tây Sơn không phải ở kiến trúc điện thờ mà ở giá trị lịch sử và nhân văn của nó. Mặc cho sự trả thù của nhà Nguyễn, nhân dân Tây Sơn vẫn tri ân, tưởng nhớ ba người anh hùng áo vải và xây dựng đình trên chính nền nhà cũ của anh em Tây Sơn, bí mật thờ Tây Sơn Tam Kiệt bên cạnh Thành hoàng làng. Đình bị phá thì nhân dân xây miếu, miếu đổ lại dựng điện, điện xuống cấp thì xây đền thờ tri ân công đức các bậc anh hùng dân tộc.
Du khách quốc tế dâng hương tại khu điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt thờ ba vị anh hùng Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và các văn thần võ tướng của nhà Tây Sơn.
Các bạn trẻ tham quan Bảo tàng Quang Trung. Bảo tàng này trưng bày khoảng hơn 11.000 hiện vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và vị hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.
Các bạn trẻ bên chiếc trống làm bằng da voi ở Bảo tàng Quang Trung của đồng bào Tây Nguyên tham gia phong trào Tây Sơn năm xưa.
Giáo sư Sheldon Lee Glashow, giải Nobel Vật lý năm 1979. Ông được Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển vinh danh năm 1979 “vì những đóng góp cho thống nhất tương tác điện yếu và dự đoán về dòng trung hòa yếu.”. Ông chụp ảnh lưu niệm bên khẩu súng thần công của nghĩa quân Tây Sơn ở Bảo tàng Quang Trung.
Giáo sư David Gross (phải), người Isarel, đoạt giải Nobel Vật lý năm 2004 với kết quả nghiên cứu “Khám phá hiện tượng tiệm cận tự do trong lý thuyết tương tác mạnh” tham quan Bảo tàng Quang Trung và điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt…
Khu vực bảo tàng bao gồm 9 phòng trưng bày với những chủ đề khác nhau, lưu giữ hàng nghìn tư liệu, hiện vật quý xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn và Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ (1771 - 1789). Trung bình mỗi năm có khoảng 80.000 đến 90.000 lượt khách đến tham quan khu di tích này.
Bên cạnh khu đền thờ, không gian bảo tàng, nơi đây còn có hai di tích khác gồm cây me cổ thụ hơn 300 tuổi (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận cây di sản năm 2011) và giếng nước cổ của gia đình nhà Tây Sơn.
Tham quan Bảo tàng Quang Trung, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, những hiện vật trưng bày mà còn được xem diễn võ thuật và trống trận Tây Sơn. Các nghệ nhân, võ sĩ múa quyền, côn và các loại binh khí Tây Sơn với hình ảnh nữ tướng Bùi Thị Xuân uy nghi, mạnh mẽ…
Các nghệ sĩ tái hiện hình ảnh vị hoàng đế Quang Trung đăng quang cùng văn thần, võ tướng triều đại Tây Sơn. Trao đổi , ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa thể thao & Du lịch Bình Định cho biết, đây là di tích Quốc gia đặc biệt đầu tiên của Bình Định (trong số 14 di tích Quốc gia đặc biệt cả nước). Hiện nay Khu di tích Đền thờ Tây Sơn đã được quy hoạch gần 18 ha.
Tỉnh đang thực hiện dự án tôn tạo, nâng cấp mở rộng khu điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt và Bảo tàng Quang Trung với kinh phí hơn 210 tỷ đồng. Trong đó có tái hiện những trận đánh thần tốc, bách chiến bách thắng của Nghĩa quân Tây Sơn nhằm giúp du khách, nhất là thế hệ trẻ hiểu thêm về vị anh hùng "áo vải, cờ đào" Quang Trung-Nguyễn Huệ cùng các văn thần, võ tướng công lao dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.