Di sản xanh » Văn hóa
Bè mảng Sầm Sơn vượt Thái Bình Dương
(11:38:00 AM 02/12/2012)Chiếc bè mảng Sầm Sơn trên đường đi ngang Thái Bình Dương.
Đầu năm 1993, được phép của Bộ Văn hóa khi đó, một nhóm các nhà thám hiểm đứng đầu là Tim Severin- quốc tịch Ireland- đã cho đóng bè mảng ngay tại Sầm Sơn. Ông Tim cũng là thuyền trưởng của chiếc bè không số này. Trong đoàn có duy nhất một người Việt Nam- cư dân Sầm Sơn là ông Lương Viết Lợi khi đó mới 34 tuổi và khá thạo kỹ thuật dân gian đóng và điều khiển mảng.
Chuyến thám hiểm có mục đích bắt chước người thời cổ băng qua đại dương, vì có thể một trong những giả thuyết là người Châu Mỹ có nguồn gốc từ Châu Á và họ từng di cư bằng đường biển ngang qua Thái Bình Dương để đến vùng đất mới sinh sống. Một lý do nữa là đoàn muốn tìm hiểu khả năng con người trong điều kiện tối thiểu của thời hồng hoang có thể tồn tại nhiều ngày trên biển được không. Cái mà ngày nay, nhiều thanh niên ở ta gọi là đi “phượt”, đây là chuyến đi phượt nhiều thử thách nhất trên biển. Trước chuyến đi biển dài ngày này, ông Tim cũng từng có những cuộc thám hiểm bằng thuyền băng qua Đại Tây Dương, cưỡi ngựa trên thảo nguyên Mông Cổ lần theo con đường chinh chiến của Thành Cát Tư Hãn.
Chiếc mảng được hạ thủy vào ngày 16 tháng 3 năm 1993. Tham gia đóng mảng có gần 100 ngư dân phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn. Mảng được ghép từ 550 cây tre luồng thành ba lớp và được buộc hàng ngàn mối lạt mây. Không một chiếc đinh sắt hay dây nilông với những kỹ thuật hiện đại. Phải mất 6 tháng công việc đóng mảng mới hoàn thành. Sau đó, mảng lại được thử nghiệm quăng quật, uốn dọc, lật ngang để đối phó với bão dông.
Khi hạ thủy, thuyền trưởng Tim, đoàn thám hiểm cùng bà con Sầm Sơn cũng không quên làm lễ cầu cúng ở đền Độc Cước. Lễ hạ thủy được thực hiện ngay dưới chân núi của đền. Cũng cần phải nói thêm là 3 cánh buồm nâu của bè mảng được ngư dân vùng Phong Cốc, Hà Nam, Yên Hưng, Quảng Ninh có nhiều kinh nghiệm chế tạo ra.
Ngoài thuyền trưởng Tim và ông Lương Viết Lợi, còn có 3 thành viên khác: 1 bác sĩ, 2 vận động viên du thuyền.
Cuộc hành trình của chiếc bè mảng từ Sầm Sơn, qua Hồng Kông, Đài Loan, dọc bờ biển Nhật Bản. Từ vùng Hokkaido phía bắc Nhật Bản, bè mảng Sầm Sơn băng ngang Thái Bình Dương, trực chỉ vùng biển San Francisco miền Tây nước Mỹ. Chuyến hải hành 6 tháng trời với gần 9.000km, đoàn thám hiểm đã trải qua bao khó khăn: lúc bị dòng hải lưu Kuroshio cuốn trôi, hai lần gặp cướp biển. Chắc là thấy một chiếc bè mảng thô sơ, trên đó lại có vài người gần giống người nguyên thủy, mà tài sản lại không có gì nên cướp biển cũng “tha” cho.
Cái đáng ngại nhất lại là dông bão. Có những lúc gặp cơn dông rất lớn. Có lúc gặp tàu lớn có nguy cơ va chạm. Chỉ đến khi còn cách bờ biển bang California khoảng 1.000 hải lý, nghe tin sắp có bão lớn và 5-6 cây luồng đã bị tuột khỏi các nút buộc thì cả đoàn mới ngậm ngùi chia tay bè mảng và lên một chiếc tàu biển đi ngang để trở về Tokyo.
Cuộc thám hiểm đã được Tim kể lại trong cuốn sách “Hành trình băng ngang Thái Bình Dương bằng tre luồng” có những đoạn thú vị kể lại chuyện săn cá mập, cá voi, dùng cung và lao bắt cá, phơi cá khô ăn dần, các kinh nghiệm tồn tại trong điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Đoàn thám hiểm cũng ngạc nhiên vì sự bền bỉ dẻo dai của bè mảng Sầm Sơn cũng như loại tre luồng Việt Nam. Sóng to, dông lớn cũng vẫn chịu được đến 6 tháng trời, đó là nhờ cách chế tác luồng, sơn ta, chống hà bám vào bè.
Cũng phải kể đến vai trò của người Việt Nam duy nhất- ông Lợi, không biết tiếng Anh, nhưng sinh ra trong gia đình ngư dân Sầm Sơn nhiều đời kiếm sống quanh chiếc bè mảng. Ông có vai trò không thể thiếu được khi điều khiển mảng, buồm, sửa chữa những hư hỏng… Cũng không phải là không có những sự cố đáng tiếc xảy ra, như trường hợp thuyền trưởng Tim bị ngã gãy 2 xương sườn. Tuy nhiên, chuyến đi đã mang một ý nghĩa lớn.
Cuộc tọa đàm tại Hà Nội có sự tham gia của nhiều giáo sư đầu ngành di sản và các nhà khoa học, quản lý văn hóa của Bảo tàng Thanh Hóa, của các nhân chứng tham gia vào sự kiện và chính quyền thị xã Sầm Sơn đã cho thấy một tầm quan trọng của bè mảng truyền thống, của vật liệu cây luồng và những điều rút ra từ chuyến đi biển có một không hai này.
Chắc chắn, người Việt xưa đã đi biển giỏi, bằng những phương tiện thậm chí thô sơ từ thời tiền sử. Có lẽ, đây cũng là một dẫn chứng nữa về khả năng đánh bắt cá từ những vùng biển xa của họ. Chuyến đi biển này cũng bổ sung tư liệu phong phú cho các tài liệu khảo cổ học: Người Việt xưa đã từng mang trống đồng đi muôn nơi theo đường dọc bờ biển, đến tận cửa sông Trường Giang (Trung Quốc) hay vùng quần đảo Indonesia. Họ đi bằng thuyền hay cũng nhiều khi chỉ bằng bè mảng như bè mảng Sầm Sơn? Người cổ đại nước ta cũng đã có những chuyến băng ngang biển đầy bão tố để đến tận vùng biển Trường Sa hay vùng đảo Palawan của Phillippines để giao lưu văn hóa, mà hiện vật của văn hóa Sa Huỳnh còn tồn tại ở đó nữa.
Có thể, với lợi thế của vùng biển Sầm Sơn và nghề làm bè mảng truyền thống, xứ Thanh sẽ hấp dẫn hơn du khách nếu khôi phục lại nghề này phục vụ tham quan hoặc mở những tua du lịch “phượt” dọc biển bằng bè mảng, hay thậm chí ra cả Trường Sa.
Rất tiếc, chiếc bè mảng Sầm Sơn khi xưa không có điều kiện kéo về trưng bày bảo tàng như một hiện vật quý, không những của nước ta mà còn là bằng chứng về sự thích nghi và chinh phục biển của cả nhân loại.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.