»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:26:11 PM (GMT+7)

Báo Mỹ viết về giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam

(08:30:34 AM 11/03/2015)
(Tin Môi Trường) - Tờ tin tức Huffington Post (Mỹ) đã đăng tải bài viết khẳng định văn hóa truyền thống ở Việt Nam sẽ mang đến tương lai cho ngành Du lịch của chúng ta.

Bài viết được thực hiện bởi tác giả Tamar Lowell, CEO của công ty du lịch Access Trips có trụ sở đặt tại bang Washington, Mỹ.


Tác giả Tamar Lowell cho rằng Việt Nam là điểm đến khơi gợi nhiều xúc cảm với những hình ảnh sẽ lưu lại dài lâu trong ký ức du khách. Đó là hình ảnh người nông dân với nụ cười tươi rói, đội chiếc nón lá đang cần mẫn chăm bón cho cánh đồng lúa của mình, hay hương thơm của các loại thảo mộc dùng trong ẩm thực Việt như lá chanh, lát gừng, lá bạc hà, rau húng…

 

[-]Báo[-]Mỹ[-]viết[-]về[-]giá[-]trị[-]văn[-]hóa[-]truyền[-]thống[-]ở[-]Việt[-]Nam

 

Đó còn là vẻ lãng mạn lưu lại trong nét kiến trúc của một thời Pháp thuộc, là niềm hy vọng toát ra từ những con người đang cần cù, nhẫn nại trong cuộc sống lao động, Việt Nam là một đất nước kỳ lạ, khi giữa dòng chảy hiện đại đang cuồn cuộn chảy trong đời sống thường nhật, người ta vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống của quá khứ lịch sử hàng nghìn năm.

 

Bài viết của Tamar Lowell đã được mở đầu đầy thiện cảm như vậy. Bản thân tác giả cũng đã từng đến du lịch Việt Nam và cảm xúc lớn nhất đọng lại trong cô là một sự hứng thú, thậm chí bị mê hoặc vì Việt Nam.


Từ nhỏ, Tamar đã luôn tìm đọc những thông tin về Việt Nam, xem tất cả những phim có nói về Việt Nam, thậm chí còn từng tham gia một lớp học tìm hiểu về lịch sử Đông Dương.

 

Vì vậy, khi Mỹ và Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ, Tamar đã ngay lập tức lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch trước khi tốt nghiệp Đại học, đối với cô đó phải là một chuyến đi ý nghĩa để đánh dấu một thời tuổi trẻ, trước khi chính thức bước vào cuộc sống mưu sinh. Tháng 7/1994, Tamar nằm trong số những người Mỹ đầu tiên đến Việt Nam sau chiến tranh.


[-]Báo[-]Mỹ[-]viết[-]về[-]giá[-]trị[-]văn[-]hóa[-]truyền[-]thống[-]ở[-]Việt[-]Nam

 

Trong vòng hai thập kỷ sau đó, Tamar vẫn luôn theo sát những biến đổi nhanh chóng của Việt Nam và nhận thấy rằng trước sau gì, Việt Nam vẫn luôn toát lên một cốt cách đặc trưng, riêng biệt, đó chính là vẻ đẹp của văn hóa truyền thống lâu đời. Ở người dân Việt Nam, Tamar nhận thấy nét đặc trưng lớn nhất chính là sự cởi mở và chân thành.


“Tôi vẫn nhớ như in ngày mới tới Sài Gòn, một niềm phấn khích trào dâng. Thành phố hiện ra đúng như những gì tôi đã được thấy trong sách vở và phim ảnh. Người Việt Nam (đặc biệt là người miền Nam) rất cởi mở, vui vẻ, dễ gần. Với màu tóc đỏ, tôi trở nên khác biệt và dễ thu hút sự chú ý trên đường phố, ngay lập tức mọi người tiến lại hỏi chuyện. Mọi người tưởng tôi là người Pháp nên hỏi bằng tiếng Pháp, nhưng khi một người đàn ông thử hỏi tôi bằng tiếng Anh, tôi đã trả lời trung thực tôi là người Mỹ và khá lo lắng trước phản ứng của mọi người…


Không thể ngờ, đáp lại tôi là những nụ cười, và những câu trả lời thân thiện, kiểu như: “Tôi từng chiến đấu với ông đại úy Dan sống ở San Diego đấy”, hay “Ở đất nước ông Bill Clinton đó hả? Được lắm”… Điều tôi luôn thắc mắc, đó là bằng cách nào người Việt Nam có thể vượt lên quá khứ để tiếp tục bước tới tương lai, bất chấp những tổn thất nặng nề sau chiến tranh. Trong suốt thời gian ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ bị phân biệt đối xử vì mình là người Mỹ”.


Tamar đã luôn được đối xử “ân cần, ấm áp và chân thành”. Ban đầu, cô chỉ định ở lại đây hai tuần nhưng sau vài ngày, cô quyết định ở lại hẳn một tháng. Đó là một chuyến đi không dễ dàng nhưng là một trải nghiệm vô song, một trải nghiệm thay đổi cuộc đời theo nhiều nghĩa. Tamar sau khi ra trường đã hoạt động trong lĩnh vực du lịch và cô vẫn luôn mong sẽ có một ngày quảng bá cho du lịch Việt Nam.

 

[-]Báo[-]Mỹ[-]viết[-]về[-]giá[-]trị[-]văn[-]hóa[-]truyền[-]thống[-]ở[-]Việt[-]Nam


 Kể từ chuyến đi đầu tiên đó, 20 năm đã trôi qua và giờ đây cô là giám đốc một công ty du lịch, cô quyết định mở tour tới Việt Nam với điểm nhấn là những trải nghiệm văn hóa, ẩm thực từ Nam ra Bắc, tạo cơ hội để du khách được tiếp xúc với những người nông dân thôn quê, những bạn trẻ thành thị, với ẩm thực đường phố, những người bán hàng rong, các nghệ sĩ đương đại… để du khách có thể hiểu phần nào sự phát triển đa dạng của nền văn hóa giàu có, phong phú ở Việt Nam.


Ngày từ lần đầu tiên Tamar đến đây, khi Việt Nam vẫn còn là một đất nước bí ẩn và du lịch chưa phát triển, cô đã nghĩ rằng đây là một đất nước có rất nhiều thứ để hấp dẫn du khách, chỉ cần những người làm du lịch ở Việt Nam cùng đồng lòng hành động và hiểu được chính xác những gì du khách phương Tây đang chờ đợi ở họ. Theo Tamar, số lượng du khách đến Việt Nam ngày càng lớn cũng như dịch vụ nhà hàng, khách sạn ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện đã cho thấy du lịch Việt Nam phát triển đúng hướng.


Đối với Tamar, Việt Nam không giống như nhiều nước đang phát triển khác, ở đây, du khách được người dân bản địa tôn trọng, những người bán hàng rong tiếp cận, mời chào du khách một cách nhã nhặn. Khi đi taxi, nếu du khách muốn tính phí theo độ dài chặng hành trình, tài xế sẵn sàng chuyển chế độ tính giá trên đồng hồ mà không hề cằn nhằn.

 

[-]Báo[-]Mỹ[-]viết[-]về[-]giá[-]trị[-]văn[-]hóa[-]truyền[-]thống[-]ở[-]Việt[-]Nam


 Tamar cho biết, cô yêu quý người Việt Nam vì những con người cụ thể mà cô từng gặp và vì tinh thần lạc quan của cả xã hội. Đất nước Việt Nam đang nhanh chóng bước về phía trước, nhưng vẻ đẹp văn hóa truyền thống vẫn luôn đồng hành cùng đời sống hiện đại. Những tòa nhà cổ kính, xinh đẹp ở Hà Nội; những con phố treo đèn lồng ở Hội An; phụ nữ đội nón lá, mặc áo dài; và hơn cả, là sự mến khách của người dân bản địa…

 

“Thật đáng kinh ngạc khi du lịch Việt Nam đã phát triển chóng mặt trong hai thập kỷ qua, nhưng không hề đánh mất hồn cốt đặc trưng của mình”, Tamar đã kết thúc bài viết như vậy.

Theo Bích Ngọc/Dân trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Báo Mỹ viết về giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI