Di sản xanh » Văn hóa
Bản đồ “Hồn Thiêng Đất Việt” được ghép từ đất ở nghĩa trang liệt sĩ 63 tỉnh thành
(19:50:51 PM 22/07/2014)
Kỷ lục gia Võ Văn Hải nhận đất thiêng
Kỷ lục gia Võ Văn Hải sinh năm 1955 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Năm 1986, ông cùng vợ con về Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) lập nghiệp. Từ một người bán bong bóng dạo, bán cháo dạo, làm xe ôm, bán kem trên hè phố, đến một nghệ nhân, một kỷ lục gia, hành trình ấy đối với ông Võ Văn Hải là một quãng thời gian khổ cực, nhưng nhờ đó ông tìm thấy cơ duyên của cuộc đời của mình bằng việc đi nhiều nơi, nắm bắt nhiều thứ và trở thành những tư liệu hữu ích sau này.
Kỷ lục gia Võ Văn Hải từng sở hữu kỷ lục "Ngoạn thạch vi ảnh" - Cuốn sách bìa bằng nu cây cà phê lớn nhất và "Kỳ thạch vi ngoạn ảnh" - Viên đá ghi nhiều hình ảnh nhất” vào năm 2011. Cách đây không lâu, vào năm 2013, ông tiếp tục thực hiện “Bộ tem bằng gỗ đầu tiên về cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam (phỏng theo bộ tem Bưu chính đã phát hành)” và nhiều công trình khác... Nhưng có lẽ Hành trình gian khổ nhất, cũng là hành trình được ông đặt tâm tư, tình cảm nhiều nhất là Hành trình Hồn thiêng đất Việt – Hành trình tới 63 tỉnh, thành cả nước, nhận mẫu đất tại các khu nghĩa trang liệt sĩ và hoàn thiện bản đồ Việt Nam với kích thước lớn với tâm niệm “người mất sẽ về với đất, cho nên những mẫu đất này sẽ rất linh thiêng”.
Với ước nguyện hoàn thành đề tài mang tính cội nguồn, có nhiều ý nghĩa từ tâm linh đến hiện thực để tôn vinh những anh hùng liệt sĩ, ông Võ Văn Hải đã gửi đơn đề nghị hỗ trợ đến Tổ chức Kỷ lục Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã gửi công văn đến Bộ Lao động Thương binh Xã hội đề nghị giúp ông sưu tầm đủ mẫu đất ở Nghĩa trang Liệt sĩ tại 63 tỉnh thành và 4 đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa.
Từ sáng ngày 01/11/2011, ông cùng Binh đoàn Tây Nguyên làm lễ dâng hương tại Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Đắk Lắk, mở đầu hành trình xuyên Việt xin mẫu đất Nghĩa trang liệt sĩ của tất cả các tỉnh thành trên cả nước để đắp bản đồ Tổ quốc. Sau đó lịch trình của ông là đi về phía Đông Nam Bộ, dọc miền Trung, rồi ra miền Bắc, “một mình một ngựa” với chiếc xe máy cà tàng được tân trang lại. Đi đến đâu, ông đều chụp hình ghi dấu và lấy xác nhận của chính quyền địa phương. Đến ngày 10/6/2014, ông nhận phần đất tại Côn Đảo và kết thúc hành trình trong xúc động. Ông chia sẻ “Tại nghĩa trang Hàng Dương, sau khi tiếp nhận phần đất lòng tôi xúc động, những giọt nước mắt tuôn tràn vì vui sướng bởi đã thực hiện được một hoài bão lớn tưởng như đã không thể làm tròn’.
Bản đồ “Hồn Thiêng Đất Việt”được ghép từ đất ở nghĩa trang liệt sĩ 63 tỉnh thành
3 năm miệt mài với Hành trình ấy có những quãng thời gian tưởng như không thể vượt qua bởi những cơn bạo bệnh, bởi những khó khăn về tài chính... Có những thời điểm túi không có lấy một đồng, vợ con khó nhọc, phải thuyết phục vợ bán căn nhà trên phố để lấy kinh phí, rồi làm thêm những sản phẩm mĩ nghệ để bán dọc đường đi.... Khó khăn, ốm đau khiến nhiều lúc ông muốn bỏ cuộc nhưng dường như tâm huyết đã đủ bừng cháy trong ông, không trở ngại nào làm ông chùn bước mà còn giúp ông quyết tâm cao hơn để hoàn thiện đề tài.
Sau khi có được những phần đất quý giá từ các Nghĩa trang Liệt sĩ, ông bắt đầu thực hiện ráp Bản đồ Việt Nam. 3 tấm bản đồ lần lượt được hoàn thiện với kích thước lớn. Tấm thứ nhất hiện đặt tại chùa Hoa Lâm (Đắk Lắk) với khổ 1,6mx 1,1m. Vào lúc 8g sáng ngày 25/7/2014 sau khi làm lễ cầu siêu tại chùa, tấm bản đồ này sẽ được dâng tặng cho Ban chỉ đạo Tây Nguyên chuyển đi ra đảo Trường Sa.
Tấm bản đồ thứ hai có kích thước 1m 2,6m x 1,9m sẽ được đặt tại chùa Hoa Lâm để cầu Quốc Thái Dân An.
Riêng tấm bản đồ lớn nhất có khổ 3,5m x 2,6 m, nặng hơn 500 kg sẽ được đưa về Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk nhân Ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2014 sau đó dâng lên Đền Hùng (Phú Thọ) nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 ÂL).
Các tấm bản đồ được xây dựng bằng gỗ, khung làm bằng gỗ căm xe bởi theo ông đó là biểu tượng luôn hướng về phía trước. Phần nền kết bằng 54 tấm ván biểu trưng cho 54 dân tộc, viền xung quanh hình 18 con chim lạc làm bằng gỗ hương đang bay tượng trưng 18 đời Hùng Vương. Như thế, bản đồ Việt Nam kết từ phần đất Nghĩa trang Liệt sĩ 63 tỉnh thành trong cả nước sẽ như những ánh hào quang của những vì sao và lan tỏa hương cho Tổ Quốc Việt Nam muôn đời và thắp lên ngọn đuốc thiêng soi đường cho dân tộc Việt Nam.
Hành trình “Hồn thiêng đất Việt” là nén hương thơm của một kỷ lục gia, một người con Việt Nam để tri ân và tôn vinh những bậc tiền nhân, những người con ưu tú đã hy sinh thân mình cho Tổ Quốc. Đây thực sự là cuộc hành trình gian khổ nhưng đáng tự hào của một người con yêu Tổ Quốc, yêu quê hương da diết, thiết tha làm được điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời, cho thế hệ mai sau, là bài học của đạo lý “uống nước nhớ nguồn” đáng trân trọng.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bản đồ “Hồn Thiêng Đất Việt” được ghép từ đất ở nghĩa trang liệt sĩ 63 tỉnh thành
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.