Di sản xanh » Văn hóa
Ảnh hưởng của xu hướng hiện đại trong nghi lễ hầu đồng
(09:50:56 AM 28/07/2015)Ảnh minh họa: TL
Biến dạng và lợi dụng nghi lễ hầu đồng đang là những vấn đề được nhắc đến nhiều khi mà tín ngưỡng thờ mẫu và hầu đồng có chiều hướng phát triển rộng hơn và xã hội có cái nhìn cũng cởi mở hơn. Bên cạnh những vấn đề về thương mại hóa, sân khấu hóa, sai lệch trong nghi lễ hầu đồng thì vấn đề về lễ phục, hát văn cũng đang đặt ra câu hỏi, làm thế nào để bảo tồn đúng giá trị truyền thống khi thực hành nghi lễ hầu đồng. Nhất là nghi lễ hầu đồng đang trong quá trình xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
*Lễ phục theo hướng thời trang
Giáo sư, Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, người đã nhiều năm tìm hiểu về nghi lễ hầu đồng cho biết: Trong những năm gần đây, trên thị trường lễ phục Hà Nội xuất hiện “lễ phục thời trang lên đồng” và được coi là dấu hiệu của quá trình “hiện đại hóa” lên đồng. Nếu nhiều dân tộc trên thế giới dùng mặt nạ để thể hiện sự hiện diện của các vị thánh, thì lên đồng ở Việt Nam dùng lễ phục thể hiện sự giáng đồng của các vị thánh. Vì vậy, việc may cắt đã được quy chuẩn hóa về màu sắc lễ phục, về khăn, mũ, áo và thắt lưng. Hiện nay, ở Hà Nội có một số cửa hàng thời trang lễ phục lên đồng, trong đó có sự thay đổi về hình dáng lễ phục, hoa văn trang trí. Nhiều bộ thay đổi một cách thái quá khiến người xem không nhận ra chủ nhân của bộ lễ phục đó là vị thần nào. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân làm sai lệch các lễ thức trong đạo Mẫu.
Thực tế, trong nhiều giá chầu có thể thấy, trang phục lối cổ gần như đã mai một như giá chầu ông Hoàng Mười, thanh đồng lại khoác thêm áo choàng ngoài mà điều đó là không nên. Chầu cô bé mặc áo tứ thân khăn lam, áo lục mà không mặc áo năm thân cài khuy cạnh và có thanh đồng lại mặc áo và khăn đen. Hầu cô đôi thượng ngàn, có thanh đồng mặc áo dài theo lối người Trung Châu, không mặc theo lối Thượng ngàn sơn trang. Hầu cô Sáu lên khăn củ ấu, chân quấn xà cạp chứ không lên khăn tết bông hoa. Có thanh đồng giá chầu đệ Tứ lại lên khăn củ ấu giống chầu Thượng…
Ngay cả trang sức cũng được các thanh đồng sử dụng chưa hợp lý. Chẳng hạn, trong các giá chầu Thượng ngàn, thanh đồng lại dùng kiềng vàng mà đáng phải dùng kiềng bạc. Các giá quan, có thanh đồng lại quên đeo thẻ ngà. Hầu như không có bộ xà tích được dùng trong việc hầu thánh…
Về vấn đề này, ông Nguyễn Tất Kim Hùng, Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ thờ Mẫu và hát Văn Hà Nội cho rằng: Do sự thay đổi cuộc sống, trang phục nghi lễ hầu đồng ngày càng phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, các thành đồng cần phải bảo tồn những sắc thái cơ bản trong khăn áo truyền thống của các bậc tiền bối xưa. Việc phát huy cần đúng mức độ để không bị biến thái. Đồng thời, các thanh đồng vẫn phải dựa vào những câu hát văn miêu tả trang phục của các vị thánh để có sắc màu, hình thái trang phục cho phù hợp, không nên thay đổi theo ý thích riêng của mình.
*Biến dạng hát văn
Theo các nhà nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu và hầu đồng, trong quá trình bùng nổ nghi lễ chầu văn, bên cạnh những nghệ nhân truyền thống, hiện nay đội ngũ những người hát chầu văn khá phức tạp. Nhiều nghệ sỹ chèo, cải lương vì kế sinh nhai đã chuyển sang hát văn, những người mới học nghề vài ba tháng cũng gia nhập đội ngũ hát văn, dẫn đến tình trạng biến dạng nhiều lời hát, vẫn điệu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng các buổi lên đồng.
Hơn nữa, cung văn trước kia chỉ có 1 – 2 người nhưng ngày nay, ban cung văn phát triển đến 5 – 6 người có cả phối âm, phối khí, diễn xướng. Với số lượng cung văn đông, cộng với thiết bị âm thanh chuyên dụng được mở hết công suất, không gian của từng cung hầu chật hẹp, cung nọ lấn át cung kia tạo nên khối tiếng ồn hỗn độn, mất đi vẻ tôn nghiêm nơi bản đền, bản phủ. Nhiều ban cung văn còn đưa cả những ca khúc của nước Lào: Hoa Chăm Pa, Em là cô gái Lào, âm nhạc múa sạp của Tây Bắc, hay ca khúc Tiếng chày trên sóc Bom Bo của Tây Nguyên, Em đi chùa Hương… vào trong nghi lễ chầu Văn của đạo Mẫu. Đây được coi là hiện tượng lai căng biến tướng của chầu Văn làm ảnh hưởng đến giá trị đích thực của văn hóa thờ Mẫu.
Đồng quan điểm giữ lấy giá trị truyền thống của hát văn, cung văn Chu Đức Duyệt, trú tại 27 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cũng bày tỏ: “Mong rằng mọi người cố gắng giữ lấy nguồn gốc quý giá của cha ông để lại, không nên vì lợi ích cá nhân mà làm mai một vốn truyền thống trong hát văn. Nếu cứ như này, tôi e nó sẽ mai một nguồn gốc quý báu trong hát văn dân gian cổ truyền”.
Khi người ta thừa nhận nghi lễ hầu đồng là nét văn hóa đặc sắc của Việt Nam thì vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu, những người quan tâm đến nghi lễ hầu đồng, làm thế nào để nghi lễ này đi đúng quỹ đạo như vốn có của nó. Rất nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức để tìm hướng đi cho phù hợp. Nhưng trước hết, đó vẫn là ý thức của các thanh đồng, cung văn bởi họ là những người thực hành nghi lễ, nắm giữ nghi lễ, giới thiệu giá trị văn hóa của Việt Nam đến với đông đảo nhân dân và cả ra thế giới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.