»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:14:21 PM (GMT+7)

Ấn tượng tranh chuột đón xuân Canh Tý của họa sĩ ba miền Tin ảnh

(13:15:25 PM 20/01/2020)
(Tin Môi Trường) - Không ồ ạt nhà nhà khoe tranh con giáp như các năm trước nhưng thú vị là tranh, tượng con chuột của họa sĩ ba miền trong năm nay lại rất đẹp.

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

Tranh minh họa Đàn chuột trong vườn xuân của họa sĩ Phạm Quang Phúc

 
Họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng 4-5 năm gần đây, phong trào vẽ tranh con giáp mỗi kỳ tết về rất phát triển, trong đó có vài người rất chuyên chú với đề tài này như họa sĩ Tào Linh, nhà điêu khắc Lê Đinh Nguyên, Đinh Công Đạt, Thái Nhật Minh…
 
Dù vậy, những ngày cận tết năm nay thấy thưa vắng hẳn những bức tranh chuột được các họa sĩ khoe trên mạng xã hội. Lý do được các họa sĩ đều công nhận là vẽ con chuột cho đẹp, cho ra không khí xuân rất khó.
 
Ngọn cỏ còn có Phật tính nữa là chuột
 
Họa sĩ Lê Thiết Cương lý giải việc năm nay ít tranh vẽ "chú Tý" là bởi tạo hình chuột khó nhất trong 12 con giáp. 
 
Ở Việt Nam, tranh làng Sình, tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống đều không có tranh chuột, chỉ có tranh Đông Hồ là có hai bức tranh Đám cưới chuột, Chuột vinh quy bái tổ và trên trám bia của làng Đông Hồ có hình hai con chuột đang giã gạo chầu mặt trời.
 
Họa sĩ Tào Linh được họa sĩ Lê Thiết Cương đánh giá là người vẽ tranh chuột nhiều và đẹp nhất năm nay nhưng cũng phải thừa nhận là vẽ chuột cho người ta yêu thương, cho ra không khí xuân là rất khó bởi hình tượng chuột trong dân gian Việt Nam là một con vật "ghê ghê, bẩn bẩn, gian gian".
 
Tuy thế, họa sĩ Lê Thiết Cương cho rằng vẽ không phải là chép lại hiện thực, ngay cả vẽ theo lối hiện thực thì cũng phải sáng tạo hiện thực một lần nữa. 
 
Thêm nữa, như nhà Phật có câu: "Ngọn cỏ còn có Phật tính", nên con chuột vẫn có thể là đề tài sáng tác thú vị. Cũng từ câu nói này của nhà Phật, năm nay họa sĩ Lê Thiết Cương vẽ bức tranh một ông Phật đang ngồi, ba con chuột đang chạy dưới chân ông.
 
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
Tranh chuột của họa sĩ Tào Linh
 
Từ "chuột đẹp" của hai nghệ sĩ tuổi Tý
 
Trong khi các họa sĩ năm nay ít vẽ chuột thì họa sĩ Tào Linh lại vẽ tới 30 bức. Anh có nhiều cảm hứng sáng tác với con giáp này có lẽ bởi con chuột chính là con giáp của anh. 
 
Lối vẽ lập thể với những đường nét đơn giản, khúc chiết, quyện hòa với sắc ấm áp của Tào Linh hóa ra lại rất thành công trong việc tạo ra những chú chuột dễ thương, tươi vui và đầy không khí xuân.
 
Nếu như ở hội họa năm nay có Tào Linh vẽ nhiều và rất đẹp về chuột thì ở lĩnh vực điêu khắc có nghệ sĩ trẻ Thái Nhật Minh với 20 tác phẩm điêu khắc chuột ngộ nghĩnh và đầy cảm xúc, đủ sắc màu tươi vui với điểm nhấn ở chiếc đuôi của "chú Tý". Khi làm tượng con giáp, Thái Nhật Minh thường chọn chất liệu bột giấy, keo, que đồng và acrylic.
 
Một điều thú vị là cả hai nghệ sĩ vẽ tranh và làm tượng đẹp và nhiều nhất năm nay lại đều là người tuổi Tý.
 
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
Tranh minh họa Đeo chuông cho mèo của họa sĩ Bình An

Đến những chú chuột tinh nghịch...
 
Ít chịu ảnh hưởng từ tranh dân gian truyền thống nhưng lại lấy cảm hứng từ nhiều nền văn hóa khác nhau, các họa sĩ ở Sài Gòn thỏa sức sáng tạo hình ảnh chú chuột qua những bức tranh minh họa nhiều màu sắc và xinh xắn.
 
Bộ tranh của họa sĩ Hồ Bình An bắt nguồn từ ngụ ngôn Aesop: Đeo chuông cho mèo, Chuột đồng và chuột thành phố. Hai câu chuyện châm biếm nhẹ nhàng bên những chú chuột được phác họa ngộ nghĩnh trong tranh của Bình An khiến người xem có cảm giác dễ chịu như được xem một bộ phim hoạt hình thu gọn. 
 
Họa sĩ Bình An chia sẻ mỗi câu chuyện đều mang bài học dành cho cô, ở Đeo chuông cho mèo là những việc làm phù hợp khả năng của mình, còn với Chuột đồng và chuột thành phố là giá trị của một cuộc sống giản dị.
 
Mỗi dịp đầu năm, họa sĩ minh họa Phạm Quang Phúc lại giới thiệu trên Facebook tranh về các con giáp. 
 
Anh cho rằng khó mà vẽ những con chuột đáng yêu nhưng vẫn không làm mất đi bản sắc của chúng, nhất là ở khuôn mặt. 
 
Phạm Quang Phúc đã chọn cách nhân hóa loài chuột để dễ biểu cảm, anh chia sẻ: "Vì là một họa sĩ minh họa nên tranh của mình chú trọng không khí chung và hành động của nhân vật nhiều hơn là tập trung vào tính trang trí mỹ thuật. Tranh không chỉ đẹp mà còn phải gợi mở trí tưởng tượng, ai cũng có thể nghĩ ra câu chuyện nào đó từ tác phẩm".
 
Bức tranh Đàn chuột trong vườn xuân của họa sĩ Phạm Quang Phúc lấy ý từ tứ nghệ cầm - kỳ - thi - họa với bốn chú chuột quây quần cùng cha mẹ. Tác phẩm này được anh gửi gắm thông điệp tu thân dưỡng tính, hun đúc tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
 
* Một số tranh chuột của các họa sĩ ba miền
 
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh minh họa Chuột Đồng và chuột Thành Phố của họa sĩ Bình An - Ảnh: NVCC
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh Chuột của họa sĩ Tào Linh
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
 
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
 
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh
Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh minh họa Chuột Đồng và chuột Thành Phố của họa sĩ Bình An - Ảnh: NVCC
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh minh họa Đeo chuông cho mèo của họa sĩ Bình An - Ảnh: NVCC
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh Chuột của họa sĩ Tào Linh
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tranh Chuột của họa sĩ Tào Linh
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tác phẩm “Gia đình hạnh phúc” của họa sĩ Huỳnh Thị Tường Vân - Ảnh: AN NHIÊN
 

Ấn[-]tượng[-]tranh[-]chuột[-]đón[-]xuân[-]Canh[-]Tý[-]của[-]họa[-]sĩ[-]ba[-]miền

 
Tác phẩm của họa sĩ Thái Nhật Minh

 

Tranh chuột nhắc nhở... nồng độ cồn
 
Những con chuột qua góc nhìn của mỗi họa sĩ Huế vừa dí dỏm, vừa hài hước nhưng cũng rất gần gũi, dễ thương vừa được giới thiệu tại không gian Art Gallery Sông Như của họa sĩ Đặng Mậu Tựu (kiệt 7, đường Nguyễn Công Trứ, TP Huế).
 
Đến hẹn lại lên, năm nào vẽ con đó. Và năm nay, họa sĩ Đặng Mậu Tựu cùng 17 người bạn họa sĩ "trình làng" 28 tác phẩm với chủ đề "Canh Tý gác chuột thử cồn" trên các chất liệu như sơn mài, acrylic, nghệ thuật trúc chỉ.
 
Về chủ đề của phòng tranh năm nay, ông Tựu cho biết để ghi nhớ quy định nghiêm cấm lái xe sau khi uống rượu bia. Đây là năm thứ 16 ông cùng nhiều bạn vẽ tranh con giáp như một cách chơi Tết. Triển lãm mở cửa đến hết ngày 15 tháng giêng Canh Tý.
T.T
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ấn tượng tranh chuột đón xuân Canh Tý của họa sĩ ba miền

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI