»

Thứ bảy, 23/11/2024, 02:08:04 AM (GMT+7)

11 phim ngắn tranh giải WildFest, giải thưởng trao ngày 1 tháng 11 tại Hà Nội Tin ảnhTin video

(13:53:38 PM 03/10/2015)
(Tin Môi Trường) - WildFest - cuộc thi phim ngắn về nạn buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã với tiêu điểm tê giác, công bố danh sách các phim thuộc Official Selection (Chọn lựa chính thức) sau gần ba tháng tuyển phim.

11[-]phim[-]ngắn[-]tranh[-]giải[-]WildFest,[-]giải[-]thưởng[-]trao[-]ngày[-]1[-]tháng[-]11[-]tại[-]Hà[-]Nội[-]

Nhóm làm phim "Chú bé 8 tuổi"

 

Có tổng cộng 17 phim sẽ được công chiếu trong khuôn khổ WildFest gồm: 11 phim tranh giải (In Competition), 3 phim không tranh giải (Out of Competition) và 3 phim khách mời (Invited Filmmakers). Các bộ phim đa dạng về thể loại và phản ánh nhiều góc độ của vấn nạn tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt Nam. Không chỉ các nhà làm phim từ Việt Nam quan tâm đến đề tài này, WildFest còn có phim tham dự từ Nam Phi, Thái Lan, Malaysia và Úc.


Phong cách nổi bật được nhiều nhà làm phim lựa chọn là cách thể hiện tự sự. Điều này mang đến những câu chuyện mang tính cá nhân: một phụ nữ Việt đang sống ở nước ngoài nhìn khung cảnh tự nhiên và nhớ về tuổi thơ (Khi khu vườn im lặng - Nguyễn Mỹ Dung), một cô gái trẻ nhớ về một nơi chốn đặc biệt gây ấn tượng cho cô (Gửi B. - Phạm Thu Thủy). Góc nhìn từ loài vật: của một chiếc sừng tê cuối cùng còn lại trên thế giới (Chuyện chiếc sừng tê giác - Hoan Nguyễn), của ba bạn Gấu, Voi và Tê giác về cuộc sống thời xưa bên cha mẹ của chúng (Một cuộc phỏng vấn – Nguyễn Minh Huy). Nhật ký trong chuồng (Lê Bình Giang) là tâm sự qua ngày của một em tê giác sống trong sở thú cùng nhiều loài vật đang bị nhốt khác.

 

11[-]phim[-]ngắn[-]tranh[-]giải[-]WildFest,[-]giải[-]thưởng[-]trao[-]ngày[-]1[-]tháng[-]11[-]tại[-]Hà[-]Nội[-]

Cảnh trong phim "Chuyện chiếc sừng tê giác" 


Hồi hộp, gay cấn là cảm giác các bộ phim Điệp vụ tê giác (hoạt hình - Dương Minh Lộc), Di sản (khoa học viễn tưởng - Huỳnh Nguyễn Đăng Khoa) và Không tên (hành động – Phạm Hoàng Phúc) mang lại. Các bộ phim này sử dụng cách hoán đổi vai trò người – tê giác gây ấn tượng đặc biệt. Đề tài gia đình và việc giáo dục ý thức bảo vệ động vật hoang dã được đề cập một cách trực tiếp và hài hước (Chú bé 8 tuổi – Anh Poly) hay gián tiếp và bi kịch (Những con thú đi đâu rồi ba? – Mai Đình Khôi) để lại dư âm ngay cả sau khi phim kết thúc. Như một đốm lửa trong bóng đêm, Người bảo vệ tê tê (Katrina Kaufman) mang đến một ví dụ về cố gắng của con người tại Việt Nam sửa chữa lỗi lầm của đồng loại với động vật hoang dã.

Ba bộ phim được lựa chọn nhưng không tranh giải gồm có: Cơ hội của Việt Nam để cứu loài tê giác (Vicky & Ness) về hành trình của hai chị em gái người Nam Phi rong ruổi Đông Nam Á nhằm truyền tải thông điệp không mua sừng tê giác, Móng (Nguyễn Công Danh) về một nhà dựng phim bị mắc kẹt giữa hàng loạt các sự kiện lạ ở công sở, Một cuộc chiến kỳ lạ (Nguyễn Mỹ Dung) về trải nghiệm của một phụ nữ Việt Nam tại Nam Phi nơi tình nguyện viên khắp thế giới tìm cách bảo vệ động vật hoang dã.

Ba bộ phim của các khách mời: Ác mộng (Nguyễn Quang Dũng), Ai còn sống, giơ tay lên! (Nguyễn Hoàng Điệp) và Người tê giác (Bảo Nguyễn) sẽ được công bố riêng sau.

Sự kiện WildFest tại Hà Nội ngày 1 tháng 11


Bộ phim nào sẽ được trao giải? Thông tin này sẽ được công bố tại sự kiện WildFest ở Hà Nội ngày 1 tháng 11 tới. Đây là lễ hội ngoài trời về động vật hoang dã đầu tiên được được tổ chức tại Việt Nam. Các bộ phim đoạt giải cùng ba bộ phim khách mời sẽ được trình chiếu chính thức lần đầu trên toàn thế giới tại WildFest.

Xem video về:11 phim ngắn tranh giải WildFest, giải thưởng trao ngày 1 tháng 11 tại Hà Nội
TMT giới thiệu
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 11 phim ngắn tranh giải WildFest, giải thưởng trao ngày 1 tháng 11 tại Hà Nội

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới

(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...

VACNE 30 năm
 Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI