Di sản xanh » Văn hóa
Lá thư ngỏ thứ ba "phản ứng" Giải thưởng Hội Nhà văn 2012
(15:26:04 PM 20/01/2013)Sau khi nhà văn Y Ban và Phạm Ngọc Cảnh Nam gửi thư ngỏ từ chối giải, lại xuất hiện lá thư ngỏ của nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức lên tiếng về giải thưởng thơ trao cho tập “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương.
Tập “Giờ thứ 25” của nhà thơ Phạm Đương |
Trong lá thư, ông Nguyễn Hoàng Đức cho biết: “Tôi chính thức muốn nói cùng các vị: “Giờ thứ hai mươi lăm” của nhà văn Roumanie Constantin Virgil Gheghiu, có trước cách đây nhiều thập kỷ. Tên sách là một thương hiệu tổng quát không thể bị đánh cắp một cách “trọn gói” như vậy.
Thời buổi này, người ta cấp bằng sở hữu tên gọi, ngay cả hai cửa hàng cũng không có quyền mang tên giống nhau, nói gì hai tác phẩm?!Việc Hội Nhà văn trao giải cho tên gọi tập thơ này đủ thấy trình độ của các vị rất ấu trĩ, không chịu đọc sách gì cả, giống như sự ấu trĩ mới đây các vị đã giành cho Hoàng Quang Thuận với tập thơ thiền bịp thần bịp thánh.
Tôi đề nghị phế truất giải thưởng của tập thơ này. Lý do, chúng ta không thể đạo văn vô văn hóa trắng trợn như vậy được. Nhà văn, nhà thơ phải là người có văn hóa và liêm sỉ”.
Trước đó, giải thưởng Hội Nhà văn 2012 đã khiến công chúng xôn xao khi có hai tác giả gửi thư ngỏ từ chối giải. Đó là nhà văn Y Ban và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam.
Nhà văn Y Ban - tác giả của “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” và nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam - tác giả của “Thế kỷ bị mất” đều đồng loạt từ chối bằng khen của Hội đồng giám khảo giải thưởng năm 2012 cho tác phẩm của mình.
Tác phẩm “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” của nhà văn Y Ban. |
Nhà văn Y Ban cho biết trong lá thư ngỏ: “Trò chơi hủy diệt cảm xúc” được 4 phiếu giải thưởng, 3 phiếu bằng khen và 2 phiếu trắng. Đây chính là mấu chốt của vấn để. "Nếu tôi sáng suốt, nếu tôi không đi trên con đường dại thì ngay từ đầu tôi phải từ chối ban giám khảo này. Họ không đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tác phẩm. Họ chỉ đủ Tâm, đủ Tầm để bỏ phiếu cho tên tác giả. Hai phiếu trắng ở đây nói lên điều gì? Làm giám khảo mà không dám đối mặt với chỉ một cái tên trên một tờ giấy?".
Còn nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam thì chỉ giải thích ngắn gọn lý do từ chối giải như sau: “Tôi xin giành quyền được từ chối bằng khen này của Hội nhà văn. Lý do đơn giản, mà ai cũng thấy là giải thưởng đã không được xét đúng theo tiêu chí văn chương. Và, cũng là để cho sự trung thực còn có chỗ trú ngụ trong ngôi đền thiêng liêng của nó là Văn Học”.
Thông qua lá thư ngỏ khá dài của nhà văn Y Ban có thể thấy khá nhiều chuyện “hậu trường” của công tác xét giải thưởng nhiều năm nay có Hội Nhà văn Việt Nam. Chẳng hạn có nhà văn trong hội đồng giám khảo từ chối bỏ phiếu với lý do chưa đọc tác phẩm, khi được yêu cầu bắt buộc phải bỏ, ông đã bỏ phiếu cho tác phẩm duy nhất mà mình đã đọc là “Thành phố đi vắng”.
Thêm vào đó, với tư cách là Ủy viên Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, nhà văn Y Ban đã tiết lộ rất nhiều thông tin “động trời” về cung cách làm việc của vị Chủ tịch Hội, đó là mùa giải trước, ông đã “chỉ đạo” bỏ phiếu đến khi nào đạt theo ý mình mới thôi.
Tác phẩm “Thế kỷ bị mất” của nhà văn Phạm Ngọc Cảnh Nam. |
Có thể nói, xung quanh các giải thưởng bao giờ cũng có chuyện, người không đoạt giải thường có những phản ứng với Ban giám khảo về việc tại sao không chọn tác phẩm của mình, đó cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên, việc cùng lúc có nhiều lá “thư ngỏ” liên quan đến chuyện nghi ngờ “tâm và tầm” của các thành viên Ban giám khảo của giải thưởng Hội Nhà văn 2012, đồng thời tiết lộ khá nhiều chuyện “hậu trường” về cung cách làm việc người giữ vị trí cao nhất Hội Nhà văn khiến cho công luận đang rất cần một sự lên tiếng chính thức từ người đại diện tổ chức này.
Ý kiến bạn đọc về: Lá thư ngỏ thứ ba "phản ứng" Giải thưởng Hội Nhà văn 2012
-
Hoi Nha van (15:29:15 PM 20/01/2013)Tro meo!
Lai them tro meo ! Chan cho lang van Viet Nam
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.