Di sản xanh » Văn hóa
Hồn Sen trong văn hóa người Việt
(11:25:51 AM 26/06/2015)Tất cả những giá trị này sẽ được tái hiện một cách đậm nét trong Lễ hội Sen trời Nam được khai mạc vào tối ngày 26-6 tại khu vực Hồ Bán Nguyệt (khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, TP. HCM). Lễ hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 26 đến 28-6-2015.
Sinh ra và lớn lên tại thành thị nhộn nhịp, cha mẹ bận rộn với công việc mưu sinh, nhiều em nhỏ chưa từng được bước chân lên Cầu Khỉ hay chưa bao giờ chạm tay vào chiếc Xuồng bên bến nước thơm ngát hương Sen. Các em cũng chưa từng được cảm nhận hương vị của quê hương, những cảnh sắc bình dị, mộc mạc đầy bình an.
Với mong muốn gửi gắm những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc đến người dân thành phố, cũng như tái hiện khung cảnh làng quê yên bình với hương Sen thơm ngát, Lễ Hội Sen trời Nam 2015 được tổ chức sẽ là dịp để các em nhỏ, hay cả những người lớn tìm lại một chút lắng đọng, cảm nhận và lắng nghe hồn dân tộc ngay chốn đô thị phồn hoa.
Hoa Sen có vai trò và vị trí đặc biệt cả về tâm linh và văn hóa của người Việt. Mặc dù sinh ra trong bùn lầy nhưng Sen không bị ô nhiễm mà còn có khả năng làm thay đổi hoàn cảnh sống, vì hoa Sen hễ mọc ở nơi nào sẽ làm cho nước đục nơi đó lắng trong.
Hoa Sen trở thành biểu tượng trong nghệ thuật Phật giáo của Phương Đông, trang trí hoa Sen được ứng dụng rất nhiều với các đài hoa Sen, bệ tượng Phật bằng hoa Sen, kiến trúc hình hoa Sen. Trong Phật giáo, hoa Sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa Sen. Bởi vậy nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành.
Hoa Sen còn xuất hiện khá sớm trong nghệ thuật tạo hình và mỹ thuật, hầu như ở thời nào cũng được các nghệ nhân thể hiện tại các nơi thờ tự hoặc ở các công trình văn hóa của cộng đồng. Sen được khai thác, phản ánh dưới nhiều góc độ bố cục khác nhau, xuất hiện xuyên theo chiều dài của lịch sử dân tộc qua những công trình kiến trúc của các triều đại như Đinh – Tiền Lê, nhà Lý, nhà Trần, Lê Sơ...
Đặc biệt, người Việt còn đưa Sen lên đỉnh cao của văn hóa ẩm thực. Các bộ phận trên bông hoa Sen được biến chế thành những món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị Việt Nam như gỏi ngó sen, mứt sen, trà sen, chạo sen, bánh tráng trộn ngó sen, xôi sen, chè sen nhãn nhục, chè sen hoa cúc, trà sen thảo dược, rượu sen, hạt sen, kẹo sen…
Thêm vào đó, Sen còn có tác dụng chữa bệnh. Tâm sen là phần rất quý, có tác dụng chữa được nhiều bệnh. Tâm sen có màu xanh, y học cổ truyền gọi tâm sen là liên tâm hay liên tử tâm,chúng có vị đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng thanh tâm, an thần, chữa mất ngủ, chữa khát nước sau khi sinh đẻ do hư nhiệt, giải nhiệt, trừ cảm nắng.
Với tất cả những giá trị về văn hóa và tinh thần mà Sen mang lại, Lễ hội Sen trời Nam 2015 do Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng, Công ty CP TMDV & Đầu tư Lấp Lánh (Sparkling) và UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức sẽ giúp khách tham quan cảm nhận được nét văn hóa của dân tộc từ ngàn xưa thông qua 4 phần chính của Lễ hội bao gồm: Phiên chợ Sen (với những quang gánh ôm ấp hình ảnh thôn quê hiền lành), Bến Sen (tái hiện hình ảnh đất phương Nam xưa với bến sông, chòi lá, những cô thôn nữ mộc mạc, và những món ăn dân dã từ Sen), Đường Sen (hoạt động nghệ thuật, vui chơi gắn liền với sen và văn hóa dân gian) và Quê Sen (giới thiệu văn hóa Đồng Tháp - nơi được xem như quê hương, thủ phủ của sen trên mảnh đất phương Nam).
Đặc biệt, Lễ hội “Sen Trời Nam 2015” sẽ là nơi lần đầu tiên Họa sĩ Trương Hán Minh, một trong 13 họa sĩ vẽ tranh thủy mặc đương đại của Thế giới, trưng bày các tác phẩm Hội họa Sen đặc sắc dành cho người thưởng ngoạn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
- Lan tỏa thông điệp “Khát vọng xanh” tại Lễ hội Đền Hùng 2024
- Nhà thiết kế Yến Ngô lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường trong gala "Khát vọng xanh" ở Đền Hùng
- Phim "Đinh Sư Phụ" chính thức công chiếu trên siêu ứng dụng giải trí VieON
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Quảng Nam:Cây Đa nơi trú ẩn của quân dân qua 2 cuộc kháng chiến được công nhận Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Cây Đa hơn 250 năm tuổi trong khuôn viên Đình làng thôn Bàng Tân, xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam được chính quyền và nhân dân long trọng tổ chức Lễ cong nhận Cây Di sản Việt Nam vào ngày 24/4/2024.