Di sản xanh » Văn hóa
“Huyền Trân công chúa” và mối tình lịch sử
(20:25:12 PM 31/03/2013)
Nhân kỉ niệm 673 năm ngày giỗ Huyền Trân Công chúa (9 tháng Giêng năm 1340), NXB Kim Đồng tái bản tiểu thuyết lịch sử Huyền Trân công chúa của nhà văn Viết Linh. Cuốn tiểu thuyết lý giải uẩn khúc lớn trong cuộc đời của nàng công chúa huyền thoại, xinh đẹp, tài hoa, vì nghĩa lớn mà xuất giá làm hoàng phi của nước Chiêm Thành.
Nhà văn Viết Linh tên thật là Nghiêm Siêu, sinh năm 1931 tại Ứng Hòa, Hà Tây. Ông còn có bút danh khác là Thanh Sơn, Tùng Sơn. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 1987. Ông công tác tại NXB Kim Đồng từ năm 1960 cho đến khi nghỉ hưu. Ông được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1992 với tác phẩm Mái trường xưa.
Cuốn tiểu thuyết lịch sử "Huyền Trân công chúa" của nhà văn Viết Linh được NXB Kim Đồng tái bản nhân dịp kỉ niệm 673 năm ngày giỗ của nàng công chúa huyền thoại (9 tháng Giêng)
Ông tâm sự, ban đầu ông đặt tên cuốn sách là Khuất trong sương mù, chủ yếu là viết về quan Hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung, qua đó lý giải bí mật mối tình Huyền Trân công chúa. Nhưng khi xuất bản, cuốn sách có nhiều tên gọi khác nhau: Bí mật về Huyền Trân công chúa, Chuyện tình Huyền Trân công chúa…
Đây là lần tái bản thứ năm của cuốn sách. Trong lần tái bản này, tác giả đã viết thêm về quãng thời gian Huyền Trân công chúa ở nước Chiêm Thành, giúp độc giả hiểu rõ hơn tâm tư và cuộc đời chìm nổi của nàng nơi đất khách quê người.
Viết về công chúa Huyền Trân, cả chính sử và dã sử đã tốn khá nhiều giấy mực để luận “công” và “tội” của nàng. Việc nàng thuận theo ý phụ vương là thái thượng hoàng Trần Nhân Tông về làm phi của vua Chế Mân nước Chiêm Thành đã góp phần thắt chặt tình bang giao giữa hai nước, tạo mối thâm tình để chống kẻ thù chung là giặc Nguyên Mông vẫn đang ngày đêm nhòm ngó và đặc biệt là việc dâng châu Ô, châu Lý của vua Chế Mân để cầu hôn nàng (vùng đất Thuận Hóa - Phú xuân - Thừa Thiên Huế ngày nay) đã giúp nước ta mở rộng bờ cõi về phía Nam.
Nhưng lịch sử cũng đặt ra nhiều câu hỏi xung quanh cuộc đời nàng: Làm thế nào Huyền Trân công chúa có thể thoát khỏi nước Chiêm Thành mà không phải chịu án “hỏa táng” theo vua Chế Mân khi nhà vua băng hà? Làm thế nào để nàng và đoàn hộ tống có thể sống sót trở về sau hơn một năm lênh đênh trên biển, vượt qua những hải khẩu chi chít của nước Chiêm Thành với đội quân tinh nhuệ thiện chiến hay lũ hải tặc luôn đêm ngày rình rập? Và tại sao, sau hơn một năm trời, đoàn thuyền mới trở về? – Đó cũng là mấu chốt của nghi án mối tình giữa Huyền Trân công chúa và quan Hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung – vị tướng trẻ tài ba, mưu lược được nhà Trần cử sang Chiêm quốc để tìm cách rước công chúa về nước.
Với kiến văn sâu rộng, cách kể chuyện cuốn hút, hấp dẫn, nhà văn Viết Linh đã lý giải uẩn khúc lớn nhất của lịch sử xoay quanh nàng công chúa huyền thoại: làm sao nàng có thể trở về sau hơn một năm lênh đênh trên biển, thực hư mối tình của Huyền Trân công chúa với quan Hành khiển thượng thư tả bộc xạ Trần Khắc Chung… giúp độc giả có thêm nhiều dữ liệu sinh động để tự tìm cho mình câu trả lời hợp lý nhất.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Bình Định tổ chức lễ giỗ kỷ niệm 222 năm ngày mất Đô đốc Bùi Thị Xuân
- Đào Đức Hiếu: Người mang trà Việt vươn tầm quốc tế
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng”
- Làng Vạn Lộc tổ chức Lễ đón nhận Cây di sản Việt Nam vào đúng ngày Quốc khánh 2/9
- Ký ức quê hương:Đêm nhạc cảm xúc với tinh thần "Xanh"
- Hoa hậu Lương Thùy Linh cùng 4 đại sứ nhí sẽ góp mặt trong chương trình “Vì môi trường xanh Quốc Gia 2024”
- Hoa hậu Lương Thùy Linh làm Đại sứ Chương trình "Vì Môi trường xanh Quốc gia 2024"
- Bản đồ Việt Nam kết từ 5.000 chậu sen, lớn nhất từ trước đến nay
- Cuộc thi Hoa hậu Doanh nhân thế giới người Việt lần VII - 2024 sẽ được tổ chức tại Thái Lan
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024"
(Tin Môi Trường) - Bức ảnh "Voọc mũi hếch" của tác giả Chúng Văn Thành (Hà Giang) đã giành giải nhất cuộc thi ảnh "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024".
Đà Lạt muốn nâng Dinh Tỉnh trưởng lên 28m, xây tổ hợp khách sạn, thương mại… bên dưới
(Tin Môi Trường) - Phương án kiến trúc khu vực đồi Dinh Tỉnh trưởng của Đà Lạt được lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng lựa chọn là phương án Hotel du Printemps của KTS. Thierry Van de Winagaert. Theo đó, Dinh Tỉnh trưởng sẽ được nâng cao 28m so với vị trí ban đầu. Phần dưới và xung quanh sẽ là tổ hợp khách sạn, thương mại, trung tâm hội nghị quốc tế 1.500 chỗ...
Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt
(Tin Môi Trường) - Di tích lịch sử mộ và khu lưu niệm Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (xã Sơn Trung, H.Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.