Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Thủ tướng yêu cầu TP.HCM xem chống ngập úng là nhiệm vụ cấp thiết
(21:06:50 PM 20/08/2015)
Thông báo cho biết, do cốt nền thấp, kết cấu hạ tầng thoát nước chưa đáp ứng được yêu cầu nên TP.HCM liên tiếp bị ngập úng khi mưa lớn, triều cường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.
TP đã đầu tư hàng chục nghìn tỉ đồng để nạo vét, cải tạo, nâng cấp gần 2.600 km cống thoát nước, 60 km kênh rạch, củng cố đê bao, bờ bao, xây dựng cống kiểm soát triều Nhiêu Lộc - Thị Nghè, triển khai xây dựng một số Nhà máy xử lý nước thải, hồ điều hòa, đã góp phần giảm ngập úng do mưa tại 62 điểm ngập (từ 95 còn 33 điểm ngập).
Tuy nhiên, việc thực hiện các Quy hoạch còn rất chậm do thiếu nguồn vốn đầu tư, khó khăn, vướng mắc trong giải tỏa mặt bằng, nhất là Quy hoạch thuỷ lợi chống ngập úng, nên tình trạng ngập úng do triều cường chậm được khắc phục (đến nay so với yêu cầu đặt ra mới cải tạo được 43% hệ thống cống thoát nước, 12% kênh rạch, xây dựng được 1/10 cống kiểm soát triều).
Trước tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thời gian gần đây mưa lớn, triều cường cao xảy ra thường xuyên hơn, nguy cơ ngập úng tại TP.HCM sẽ ngày càng tăng nếu không sớm triển khai các giải pháp chống ngập úng đồng bộ, kịp thời (theo thống kê từ năm 2013 đỉnh triều cường tại Phú An đã đạt mức lịch sử 1,68m, từ năm 2011 đến 2014 đã xuất hiện 76 lần đỉnh triều cao trên 1,5m, trong khi 63,5% diện tích TP có cao độ dưới 1,5m nên tần suất ngập úng khi triều cường tăng nhanh).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc chống ngập úng TP.HCM là nhiệm vụ cấp thiết, Đảng bộ, chính quyền TP cần coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, tiếp tục đưa vào Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP để tập trung giải quyết tạo chuyển biến căn bản, rõ rệt trong nhiệm kỳ tới, trong đó trước hết phải tập trung khắc phục ngập úng tại khu vực trung tâm TP.
Bên cạnh việc thực hiện đồng bộ các giải pháp chống ngập úng, TP.HCM cần quản lý chặt chẽ quy hoạch xây dựng, bảo vệ các hồ điều hòa và các vùng chứa nước hiện có, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các hồ điều hòa để chủ động trữ nước, giảm ngập; nạo vét, giải tỏa vật cản trên hệ thống kênh, rạch để tiêu thoát nước nhanh, giảm thời gian ngập úng khi mưa lớn. Tăng cường quản lý, tiến tới hạn chế việc khai thác nước ngầm tránh nguy cơ sụt lún.
Các Bộ, ngành và UBND TP.HCM phối hợp, tập trung giải quyết nguồn vốn đầu tư thực hiện các dự án thuộc các quy hoạch thoát nước và chống ngập úng; huy động các nguồn vốn từ ngân sách thành phố, ODA, PPP, quỹ đất và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý kế hoạch triển khai thực hiện các Quy hoạch thoát nước và Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP.HCM thời gian tới gồm 2 giai đoạn từ 2016 - 2020 và từ 2021 - 2025, trong đó giai đoạn 2016 - 2020 tập trung giải quyết chống ngập tại vùng lõi trung tâm TP.
Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý bổ sung các cống Phú Định và Cây Khô vào Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực TP để kiểm soát triều, phát huy hiệu quả chống ngập đối với vùng Nam Sài Gòn; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND TP.HCM, UBND tỉnh Long An tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung giải pháp chống ngập đối với phần diện tích còn lại trong quy hoạch chống ngập úng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.