Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Thứ bảy, 18/01/2025, 10:56:36 AM (GMT+7)
Thủ tướng yêu cầu dừng toàn bộ việc cấp phép nạo vét sông
(12:11:14 PM 21/03/2017)(Tin Môi Trường) - Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT giải trình về 9 vấn đề nóng. Đặc biệt, đề nghị bộ dừng toàn bộ việc cấp phép nạo vét lòng sông.
>> Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới >> Phó Thủ tướng chủ trì họp bàn phương án hợp nhất Bộ NN&PTNT và Bộ TN&MT >> Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước >> Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” >> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đề nghị Bộ nên dừng toàn bộ việc cấp phép nạo vét lòng sông, đây là vấn đề đang bị các địa phương phản ứng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ngày 21-3, Bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, tổ trưởng tổ công tác của Thủ tướng, dẫn đầu đoàn kiểm tra tại Bộ GTVT về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao.
Theo thống kê, số nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao bộ rất nhiều, từ ngày 1-1-2016 đến thời điểm kiểm tra đã giao 610 nhiệm vụ, bộ đã hoàn thành 510 nhiệm vụ, còn 95 nhiệm vụ trong hạn và 5 nhiệm vụ quá hạn.
Trong thời gian không dài nhưng số nhiệm vụ được giao so với các bộ, ngành khác rất lớn, tỷ lệ hoàn thành khá cao.
Bộ trưởng cho biết thông qua tổ công tác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc truyền đạt ý kiến về 9 vấn đề, yêu cầu lãnh đạo Bộ GTVT giải trình rõ thêm và có giải pháp xử lý.
Thứ nhất là tai nạn giao thông - đây là vấn đề được nhân dân cả nước quan tâm. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia rất cố gắng, các cấp các ngành có nhiều giải pháp tích cực, số người chết, số vụ, số người bị thương đã giảm, nhưng đáng lưu tâm là tai nạn đường sắt tăng, nhiều đường ngang qua đường sắt không có rào chắn, lực lượng bảo vệ, nhiều vụ tai nạn thương tâm.
Tai nạn đường thủy cũng diễn biến phức tạp.
“Tinh thần của Thủ tướng, đây là vấn đề bức xúc, tất nhiên có nhiều yếu tố liên quan như hạ tầng, pháp luật…, bộ phải có giải pháp hạn chế”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.
Thứ hai là vấn nạn xe dù, bến cóc, tạo ra lộn xộn về trật tự đô thị. Việc điều chuyển luồng tuyến ở bến xe Mỹ Đình tạo bức xúc cho nhà xe.
Thứ ba là ùn tắc giao thông và phân luồng giao thông - vấn đề lớn với các thành phố lớn. Với vai trò là cơ quan quản lý, Bộ GTVT phải có giải pháp giúp địa phương, xử lý, điều tiết thế nào, phân luồng thế nào khi số phương tiện ngày càng lớn.
“Vừa qua các thành phố ra quân lấy lại lòng lề đường, vỉa hè, thì bảo đảm nhu cầu gửi xe của người dân thế nào?”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu vấn đề.
Thứ tư là tình trạng xe quá tải, quá khổ. Việc xử lý xe quá tải, quá khổ là chủ trương lớn của Chính phủ trên cơ sở đề xuất của Bộ GTVT, thời gian qua đã thực hiện tốt. Nhưng sau đó việc phối hợp giữa các cơ quan thiếu chặt chẽ, các trạm cân trên nhiều tuyến hầu như bỏ ngỏ.
Đặc biệt, có trường hợp lợi dụng thanh tra để bảo kê cho xe quá tải. Tổ trưởng tổ công tác nêu rõ, lực lượng kiểm soát xe quá tải quá khổ rất hạn chế, nếu không có sự phối hợp chắc chắn không làm được.
Thứ năm, liên quan tới sân bay, hàng không, Thủ tướng yêu cầu làm sao đã quy hoạch thì đừng để vỡ, cơ chế xã hội hóa cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Vấn đề thứ sáu được Thủ tướng lưu ý là chất lượng công trình giao thông, tại nhiều địa phương rất bất cập, có sự đầu tư dàn trải, cần quan tâm công tác quản lý sau đầu tư. Cùng với đó là hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu giao thông… chưa được bảo đảm, gây nguy cơ tai nạn giao thông do hạ tầng.
Vấn đề thứ bảy liên quan tới các dự án BOT và trạm thu phí. Thủ tướng đề nghị rà soát lại. Bộ GTVT cũng đang quyết liệt phối hợp với các bộ, ngành để sớm ban hành quyết định về trạm thu phí không dừng.
Đây là nền tảng để công khai, minh bạch, giám sát việc thu phí, cần quyết liệt hơn để sớm thực hiện yêu cầu của Thủ tướng.
Thứ tám là cổ phần hóa doanh nghiệp, Bộ GTVT đã rất quyết liệt, tuy nhiên còn có bất cập, cần quyết liệt hơn trong đẩy nhanh tiến độ thoái vốn Nhà nước.
Cuối cùng là một số vấn đề khác như hoàn thiện thể chế, quản lý taxi.
Đặc biệt, tổ trưởng tổ công tác nhấn mạnh yêu cầu của Thủ tướng về việc nạo vét cát lòng sông.
“Hôm qua, Thủ tướng nói với tôi, việc cấp phép của Bộ GTVT nên dừng lại, giao cho địa phương. Với sông thì trách nhiệm quản lý tài nguyên cát sỏi là Bộ TN&MT, quản lý nước là Bộ NN&PTNT. Nhưng khi cấp phép nạo vét luồng dòng sông thì các doanh nghiệp khai thác lợi dụng việc đó, nạo vét ngay sát bờ.
Đây là vấn đề nóng nhất, các địa phương đang phản ứng nhất. Đề nghị Bộ GTVT không cấp phép, dừng toàn bộ việc này lại để xem xét, để địa phương quản lý, cấp phép. Việc cấp phép này hiện địa phương không biết, có chuyện bảo kê, xã hội đen dọa lãnh đạo tỉnh.
Đây là vấn đề người ta đang bức xúc, gây ra mất ổn định ở địa phương, vì lợi nhuận kinh khủng nếu khai thác cát trái phép. Đây là lỗ hổng nếu không quản lý tốt”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.
Cùng với đó, Bộ phải xây dựng, hoàn thiện thể chế để huy động các nguồn lực đầu tư vì nguồn lực Nhà nước có hạn, để tạo đột phá trong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, một trong ba khâu đột phá chiến lược.
Tổ trưởng tổ công tác đề nghị Bộ GTVT giải trình, làm rõ 9 vấn đề Thủ tướng lưu ý, sau buổi kiểm tra có kế hoạch xử lý cụ thể từng vấn đề.
Theo Baochinhphu.vn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.