»

Thứ bảy, 23/11/2024, 21:42:24 PM (GMT+7)

Sơn La: Đưa pháp luật vào đời sống người dân vùng cao

(14:44:15 PM 15/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Ngày 10 và 11/8, Ủy ban Dân tộc và tỉnh Sơn La phối hợp tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật dành cho đồng bào các dân tộc tỉnh Sơn La năm 2012.

Hội thi đã trở thành "trung tâm hạt nhân" tuyên truyền pháp luật trong đời sống đồng bào các dân tộc vùng cao. 120 diễn viên quần chúng của 10 đội dự thi thuộc các xã vùng sâu, vùng cao, biên giới trong tỉnh Sơn La đã mang về hội diễn nhiều tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật có giá trị cao.

 

Những tiểu phẩm này tuy được tự biên, tự diễn; còn sơ sài về đạo cụ, trang phục; một số vai diễn chưa nhuần nhuyễn... nhưng nội dung của tiểu phẩm được bắt nguồn từ thực tiễn sinh động vùng cao: Bắt con gái bỏ học lấy chồng sớm; tuỳ tiện săn bắt chim, thú; đốn phá cây rừng; nghiện hút ma tuý; tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; tranh chấp đất đai, chây ỳ trong giải phóng mặt bằng...

 

Một tiểu phẩm tại hội thi.

 

Chị Cầm Thị Chồm - thành viên đội xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, cho biết: Thực tế cuộc sống ở bản, xã như thế nào thì vở diễn vậy thôi. Mình diễn đúng như thưc tế thì sẽ được người xem ủng hộ, thế là hiệu quả tuyên truyền được nâng lên.

 

Cái khó của những diễn viên quần chúng khi tham dự hội thi là kinh phí hạn hẹp, hiểu biết về kịch thuật chưa nhiều; không có tiền thuê đạo diễn, đạo cụ… thậm chí các diễn viên còn chưa bao giờ được đứng dưới ánh đèn sân khấu lớn, "vì ở xã, bản chúng em chỉ diễn dưới ánh điện thường thôi, lên sâu khấu lớn thấy run lắm"- diễn viên Lò Thị Inh của đội Sốp Cộp nói.

 

Khó khăn là thế nhưng các diễn viên vẫn biểu diễn hết sức nhiệt tình với nhiều tình tiết hấp dẫn khiến hội trường nhiều khi vỡ oà bởi những tràng pháo tay cổ vũ; nhất là những đoạn đối đáp bằng tiếng dân tộc; những tình tiết gây cười bất ngờ…

 

Bà Cầm Thị Bun - người dân bản Hẹo, TP.Sơn La, bảo: Đi xem hội thi vui thật. Mà bà còn biết thêm nhiều kiến thức pháp luật đấy cháu ạ. Những kiến thức ấy rất cần cho đời sống hôm nay của người vùng cao. Người dân không cần nhớ chính xác việc ấy, hành động ấy vi phạm điều gì, khoản gì của luật nào, nhưng ít nhất họ cũng phân biệt được như thế là đúng hay sai để thực hiện cho tốt.

 

Chị Vi Thị Tuyết của đội xã Sốp Cộp bảo: Chuyển giao kiến thức pháp luật qua những tiểu phẩm hài là cách chuyển giao mà người dân dễ nhớ nhất. Tại hội thi này, chúng tôi học được nhiều kinh nghiệm quý trong quá trình tuyên truyền pháp luật với bà con nông dân. Những kinh nghiệm ấy sẽ giúp chúng tôi đưa kiến thức pháp luật vào đời sống của bà con nông dân đạt hiệu quả cao hơn. 

(Nguồn: Dân Việt)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sơn La: Đưa pháp luật vào đời sống người dân vùng cao

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI