»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:11 AM (GMT+7)

Sớm tổng kết Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TNMT biển

(16:57:14 PM 23/05/2017)
(Tin Môi Trường) - Sáng 23/5 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã chủ trì cuộc họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo (BCĐ) Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên-môi trường biển.

[-]Sớm[-]tổng[-]kết[-]Đề[-]án[-]tổng[-]thể[-]về[-]điều[-]tra[-]cơ[-]bản[-]và[-]quản[-]lý[-]TNMT[-]biển

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp lần thứ 10 BCĐ Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên-môi trường biển. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
 
Tham dự cuộc họp có Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà, các thành viên BCĐ là lãnh đạo một số bộ, ủy ban của Quốc hội.
 
Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01/3/2006 (Đề án 47) tính đến thời điểm hiện tại gồm 44 nhiệm vụ, dự án được phê duyệt tại các Quyết định của Thủ tướng.
 
Qua 10 năm thực hiện Đề án 47, đến nay đã có 19 dự án đã hoàn thành và nghiệm thu cấp Nhà nước (đạt 43%).
 
Về kinh phí triển khai thực hiện Đề án, đã được phê duyệt khoảng 6.325 tỷ, đã được giao thực hiện khoảng 2.607 tỷ (41%).
 
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, theo Báo cáo của Bộ TNMT - cơ quan thường trực của BCĐ, việc thực hiện Đề án 47 còn một số tồn tại, hạn chế. Đa số các dự án triển khai đều chậm so với kế hoạch đã được phê duyệt. Chỉ có 6/43 dự án hoàn thành đúng tiến độ và kế hoạch được giao. Nguyên nhân chủ yếu của việc chậm tiến độ là do quá trình xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt dự án kéo dài và phân bổ kinh phí hàng năm chưa đáp ứng yêu cầu triển khai.
 
Chất lượng điều tra cơ bản ở một số lĩnh vực còn chưa tốt ngoài những nguyên nhân khách quan như đối tượng điều tra mới, thiếu kinh nghiệm điều tra còn có các nguyên nhân chủ quan như thiếu các quy trình, quy định kỹ thuật, năng lực thực hiện của các chủ dự án hạn chế, công tác kiểm tra, giám sát thực hiện dự án chưa được thực hiện nghiêm…
 
Nhiều dự án đã hoàn thành nghiệm thu nhưng chậm bàn giao sản phẩm gây khó khăn cho công tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên-môi trường biển và khai thác sử dụng kết quả điều tra vào thực tế phục vụ phát triển kinh tế-xã hội.
 
Cơ chế phối hợp, chia sẻ thông tin dữ liệu về điều tra cơ bản giữa các bộ, ngành còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng tới sự kế thừa, sử dụng tài liệu, dẫn đến một số nội dung điều tra bị chồng chéo. Công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống hóa cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển quốc gia còn chậm ảnh hưởng tới việc khai thác và sử dụng thông tin dữ liệu về biển phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, đồng thời làm giảm tính thời sự của kết quả điều tra cơ bản.
 

[-]Sớm[-]tổng[-]kết[-]Đề[-]án[-]tổng[-]thể[-]về[-]điều[-]tra[-]cơ[-]bản[-]và[-]quản[-]lý[-]TNMT[-]biển

Hoàn thiện thống dữ liệu về tài nguyên môi trường biển
 
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị BCĐ tập trung khẩn trương đưa các kết quả điều tra đã thu được vào sử dụng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh.
 
“Muốn vậy, phải sớm hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu tài nguyên biển quốc gia, phân cấp quản lý; hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý biển, phát triển kinh tế biển; xây dựng quy trình công nghệ điều tra tài nguyên môi trường biển”, Phó Thủ tướng nói.
 
Nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả công tác quản lý, điều tra tài nguyên môi trường biển, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ TN&MT cần đưa ra các đề xuất cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế để đầu tư trang thiết bị cho công tác quan trọng này. Cùng với đó, phải có các giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác quản lý biển, tài nguyên biển, điều tra tài nguyên môi trường biển.
 
Theo Phó Thủ tướng, cần phối hợp lồng ghép các dự án, các nhiệm vụ giữa các bộ-ngành, các địa phương với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), có thể đặt hàng, cùng nghiên cứu để tiết kiệm nguồn lực, bảo đảm hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, nghiệm thu, thẩm định, bàn giao các dự án, thực hiện các quy trình đầu tư đúng theo các quy định của pháp luật, bảo đảm các dự án đạt hiệu quả cao nhất.
 
Phó Thủ tướng cũng giao BCĐ lựa chọn các mục tiêu điều tra cụ thể, thiết thực, rà soát lại các dự án, những công việc đã triển khai để xem xét cụ thể từng nhiệm vụ, nhiệm vụ nào giãn, hoãn, hay dừng thực hiện.
 
“Có những việc khó nhưng vẫn phải triển khai, những việc dễ, nhưng chưa cần thiết thì tạm hoãn. Cần xác định lại mục tiêu điều tra để phù hợp với khả năng, nguồn lực hiện có, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, cần đặc biệt tránh các dự án hình thức, không hiệu quả”, Phó Thủ tướng nói.
 
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng giao Bộ TN&MT chủ trì chuẩn bị công tác sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
 
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng giao BCĐ có các giải pháp nhằm tăng cường hợp tác quốc tế nhằm thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác điều tra tài nguyên môi trường biển với nguyên tắc bảo đảm quốc phòng-an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
(Theo Chinhphu.vn)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sớm tổng kết Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý TNMT biển

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI