Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Quyền tiếp cận thông tin môi trường: Luật hóa để giám sát và ngăn ngừa sai phạm
(15:21:36 PM 09/06/2015)Cộng đồng có quyền tiếp cận các thông tin về môi trường
Luật đã quy định rõ
Luật BVMT 2014 được xem là bước tiến quan trọng để nước ta tiếp tục nâng cao hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn mới. Luật BVMT 2014 thể hiện tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về quyền của mọi người dân được sống trong môi trường trong lành.
Trong đó, quyền tiếp cận thông tin được cụ thể hóa trong những quy định của Luật BVMT 2014. Luật đã trao thêm quyền yêu cầu cung cấp thông tin cho các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Ngoài ra, nhằm khuyến khích người dân tham gia nhiều hơn trong công tác BVMT, đại diện của cộng đồng dân cư cũng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý đối với cơ sở đóng trên địa bàn mình. Cơ chế tham vấn trong quá trình thực hiện báo cáo ĐMC, ĐTM ngày càng hoàn thiện cũng là cơ sở pháp lý cho sự tham gia và tiếp cận thông tin môi trường của cộng đồng và các tổ chức liên quan ở Việt Nam.
Điều 131 Luật BVMT 2014 chỉ rõ, có 5 nhóm thông tin môi trường phải được công khai là ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT; thông tin về nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; các báo cáo về môi trường và kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT. Tuy nhiên, nếu “các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì không được công khai”.
Tiếp đó, nghị định 19/2015 của Chính phủ quy định một số điều của Luật BVMT đã cụ thể hóa các hình thức cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng dân cư bằng tài liệu, ấn phẩm, xuất bản phẩm phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng; trang thông tin điện tử chính thức của cơ quan quản lý, chủ đầu tư, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; niêm yết công khai tại cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, trụ sở UBND cấp xã; họp báo công bố công khai; họp phổ biến cho cộng đồng dân cư; các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Các chuyên gia đánh giá, việc thông tin được cung cấp một cách chính thức, kịp thời sẽ giúp người dân tránh tiếp nhận những thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến đời sống sản xuất, kinh doanh.
Xây dựng cơ chế dân chủ trong BVMT
Trên tinh thần của quy chế dân chủ, Điều 144, 145, 146 Luật BVMT 2014 đặc biệt nhấn mạnh đến nguyên tắc thực hiện cơ chế dân chủ trong BVMT. Theo đó, người dân có quyền được tiếp cận với mọi thông tin liên quan đến tình trạng vi phạm BVMT ở địa phương. Quy định này là cơ sở pháp lý để người dân và tổ chức cộng đồng địa phương thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát hiệu quả công tác BVMT.
Đáng chú ý, Điều 83 của Luật đã xác lập quyền lập hội trong giám sát BVMT của cộng đồng và người dân. Các hội này chính là các tổ chức tự quản về BVMT, hay nói cách khác là các tổ chức xã hội dân sự trong BVMT. Thuật ngữ “tổ chức tự quản về BVMT” trong Luật được sử dụng với nội hàm chính là các tổ chức xã hội (TCXH) dân sự, bao gồm các cộng đồng tự quản của người dân ở địa phương hay các cá nhân, nhóm người có chung một mục tiêu BVMT và tự tập hợp nhau lại thành tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.
Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương mà thành viên đều là lực lượng nhân dân, các TCXH đóng một vai trò quan trọng trong việc phát hiện, tố giác những sai phạm về BVMT. Nhiều tổ chức cộng đồng ở địa phương đã và đang làm tốt vai trò này như vụ phát hiện vi phạm tại Công ty Tung-Kuang ở Hải Dương, Nicotex Thanh Thái ở Thanh Hóa … Bên cạnh vai trò phát hiện, tố giác, các TCXH cũng có vai trò tư vấn, khuyến nghị về các vấn đề liên quan đến môi trường.
Vai trò này được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có Luật BVMT 2014. Điều 150, 157 của Luật nêu rõ các tổ chức, cá nhân đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ BVMT với chức năng tư vấn, đào tạo, cung cấp thông tin về môi trường. Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng của cơ chế dân chủ trong BVMT, các TCXH không chỉ phản ánh đơn thuần về những vi phạm đối với pháp luật BVMT mà còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho việc xử lý và giải quyết các vấn đề đó.
Với vai trò thứ ba – kiểm tra, giám sát, Luật BVMT 2014 cũng quy định rõ: Nhà nước cần “tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; kiểm tra, giám sát việc thực hiện hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật” (Điều 5). Đặc biệt, khoản Điều 83 nêu rõ “Tổ chức tự quản về môi trường có nhiệm vụ tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rên địa bàn”. Do vậy, vai trò của cộng đồng dân cư nói chung, TCXH và tổ chức tự quản về môi trường nói riêng trong việc kiểm tra, giám sát là hết sức quan trọng và là yêu cầu bắt buộc trong suốt quá trình triển khai, vận hành dự án.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Quyền tiếp cận thông tin môi trường: Luật hóa để giám sát và ngăn ngừa sai phạm
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.