»

Thứ bảy, 18/01/2025, 22:56:57 PM (GMT+7)

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong ứng phó với BĐKH sẽ là một hình mẫu

(20:42:52 PM 29/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Tin môi trường trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang tại buổi tham dự các hoạt động về biến đổi khí hậu nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Đan Mạch (tít bài của Tòa soạn)

>>Hoạt động về BĐKH kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Đan Mạch

 

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang  phát biểu

 
Kính thưa
- Hoàng Thái tử Đan Mạch
- Ngài Lars Thuesen, Quốc Vụ Khanh Chiến lược và Thương Mại Đan Mạch
- Ngài John Nielsen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam
- Thưa các vị khách quý
Cách đây 40 năm về trước, ngày 25 tháng 11 năm 1971 Việt Nam Đan Mạch đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Từ cột mốc quan trọng này, một trang sử mới đã mở ra cho quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia. Mối quan hệ đặc biệt đó đã trải qua nhiều thử thách để đến ngày hôm nay tiếp tục bền chặt, không ngừng phát triển sâu rộng và toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó có hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại, sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Vấn đề biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn cầu như năng lượng, nước, lương thực, xã hội, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, thương mại.
Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng. Tác động của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước.
Nhận thức rõ những tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Tháng 12 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Vạn sự khởi đầu nan, với sự tiên phong đi đầu của Vương quốc Đan Mạch và sau đó là các nhà tài trợ quốc tế khác, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu đã đạt được những thành công bước đầu. Nổi bật là một số kết quả sau:
- Xây dựng và công bố các kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam, làm cơ sở đê các Bộ, ngành địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực, các khu vực, xây dựng và triển khai kế hoạch hanhhf động ứng phó;
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu đã có một bước tiến rõ dệt. Thông qua các hoạt động truyền thông, đến nay nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội về BĐKH đã được nâng lên rõ rệt. Hầu hết mọi người dân đều nhận thấy được những tác động tiêu cực do BĐKH gây nên qua các biểu hiện về thời tiết cực đoan, các hiện tượng thiên tai, bão lũ, trong đó nguyên nhân một phần thuộc về ý thức của con người đã làm ảnh hưởng và thay đổi hệ thống khí hậu;
-Hai tỉnh thí điểm của Chương trình là Quảng Nam và Bến Tre, một số mô hình thí điểm thích ứng với biến đổi khí hậu đã khởi động triển khai.
Quảng Nam: triển khai xây dựng một số nhà đa năng phục vụ người dân ở những vùng thường xuyên bị bão, lũ lụt; xây dựng một số tuyến đê ngăn mặn, nâng cấp một số kênh, mương, hệ thống thủy lợi và công trình trạm bơm ở các huyện ven biển.
Bến Tre: triển khai xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Giồng Trôm; xây dựng tuyến đê ngăn mặn cục bộ nhằm ngọt hóa tại huyện Bình Đại.
Bên cạnh đó, Đan Mạch đã hỗ trợ Việt Nam đẩy mạnh các nghiên cứu về tác động cuả biến đổi khí hậu đến tính dễ tổn thương của cộng đồng cũng như hệ sinh thái; các giải pháp an ninh sinh học cho ngư nghiệp trong bối cảnh biến đổi khí hậu; nghiên cứu các mô hình thay đổi sử dụng đất và thay đổi mô hình sinh kế; nghiên cứu, cải thiện các giống lúa chịu ngập và chịu mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu,…
Đồng thời Đan Mạch cũng đã hỗ trợ Đài tiếng nói Việt Nam để sản xuất và phát sóng kịch phát thanh về thay đổi ứng xử của cộng đồng trước các tác động của biến đổi khí hậu
 
Thưa các Quý vị đại biểu!
           
Tôi rất vui mừng được đón tiếp Hoàng Thái tử Đan Mạch Frederik và phái đoàn cao cấp của Chính phủ Đan Mạch cũng như các đồng nghiệp từ các Bộ, ngành, địa phương tới tham dự các hoạt động về biến đổi khí hậu nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam Đan Mạch ngày hôm nay. Tôi tin rằng, sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học, các doanh nghiệp của hai nước về chuỗi các các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa này sẽ không chỉ giúp Việt Nam thích ứng với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà còn là cơ hội để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm tận dụng được những cơ hội tốt do biến đổi khí hậu có thể mang lại.
Chúng tôi mong muốn rằng, trong thời gian tới, Việt Nam tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực và công nghệ của Đan Mạch cùng với sự hỗ trợ của các quốc gia, các tổ chức quốc tế thông qua Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (Chương trình SP-RCC) cũng như các Chương trình hợp tác song phương, đa phương nhằm hỗ trợ Việt Nam từng bước đồng bộ khung thể chế chính sách về biến đổi khí hậu và từng bước triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các dự án ưu tiên cấp bách, không thể trì hoãn.
Xin chúc quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong ứng phó với biến đổi khí hậu trở thành một hình mẫu về sự chung tay góp sức cùng toàn thế giới bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Kính chúc Hoàng Thái tử, chúc các Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Trân trọng cảm ơn.
BBT Tin Môi Trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Quan hệ hợp tác Việt Nam - Đan Mạch trong ứng phó với BĐKH sẽ là một hình mẫu

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI