»

Thứ bảy, 18/01/2025, 23:03:59 PM (GMT+7)

Nhật Bản- Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường

(14:52:40 PM 16/02/2012)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn) -Đây là nội dung Hội thảo "Ô nhiễm hóa chất trong môi trường và những thách thức tại Việt Nam", do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường" và các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Môi trường Nhật Bản tổ chức ngày 16/2, tại Hà Nội; với sự tham gia của đại diện các Bộ: Công Thương, Lao động Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Sở tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh...

ào 

Ảnh minh hoạ


Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Nguyễn Thế Đồng khẳng định: Bảo vệ và cải thiện môi trường được Đảng, Nhà nước Việt Nam xác định là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về bảo vệ môi trường, đã chỉ rõ: Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Vì vậy, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, hợp tác xử lý ô nhiễm nói chung do hóa chất gây ra với các nước trong khu vực và trên thế giới, đã và đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường đặc biệt coi trọng, trong đó có Nhật Bản. 


Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường: Nguồn phát thải ô nhiễm hóa chất trong môi trường liên quan đến hầu như tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh hóa chất gây ra, tác động tiêu cực đến sức khỏe con người trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Do trong thời kỳ chiến tranh, việc quản lý và sử dụng hóa chất thiếu chặt chẽ, nên Việt Nam có đến 1.153 điểm ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu. Vì vậy, ngày 21/10/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1946 về việc phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước. 


Theo đó, các bộ, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các địa phương, triển khai thực hiện Kế hoạch theo từng giai đoạn, trong đó từ năm 2010-2015 tập trung xử lý, Nhật Bancải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng. Từ năm 2015-2025 tiếp tục xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường các điểm tồn lưu hóa chất còn lại; đồng thời phòng ngừa giảm thiểu tác hại của hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu cho con người, môi trường và cộng đồng. 


Bà Aki Nakauchi, Văn phòng đánh giá hóa chất - Cục Sức khỏe môi trường - Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết: Trong vòng 20 năm, kể từ khi Cơ quan Môi trường đầu tiên của Chính phủ được thành lập, Nhật Bản đã đạt được những thành tựu quan trọng trong đấu tranh chống ô nhiễm, suy thoái môi trường ở giai đoạn mà tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao. Bài học kinh nghiệm Nhật Bản rút ra trong công tác này đó là ban hành những quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải chất thải, kiểm soát và giám sát chặt chẽ ô nhiễm chất độc hại; đặc biệt coi trọng tới chính sách giáo dục người dân và vai trò của cộng đồng về vấn đề môi trường. 


Nhật Bản còn huy động được các tổ chức, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Trong đó các doanh nghiệp phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định xả thải, tham gia các cam kết về môi trường và tăng cường đầu tư các công trình xử lý ô nhiễm. Về mặt tài chính, Nhật Bản đưa ra những giải pháp hài hòa, phối hợp nhiều nguồn từ Chính phủ, địa phương và các tổ chức kinh tế, nhờ đó đạt hiệu quả cao về cả chi phí và xử lý ô nhiễm. 


Các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất đánh giá, nếu chỉ ưu tiên, chú trọng đến phát triển kinh tế mà quên lãng vấn đề môi trường thì hậu quả thiệt hại đối với sức khỏe và môi trường sẽ rất to lớn, rất khó khắc phục hậu quả. Những kinh nghiệm quản lý và xử lý ô nhiễm của Nhật Bản cho thấy, nếu vấn đề môi trường được quan tâm đúng mức thì ô nhiễm sẽ được ngăn chặn, nhất là ô nhiễm hóa chất trong môi trường, tránh cho Việt Nam phải nếm trải những thiệt hại do ô nhiễm và suy thoái môi trường gây ra.

Văn Hào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật Bản- Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm xử lý ô nhiễm môi trường

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI