Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Không trồng bù rừng thay thế bị phạt đến 500 triệu đồng
(08:54:08 AM 26/12/2013)Theo quy định mới, cá nhân vi phạm quy định về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp đôi cá nhân - Ảnh minh họa
Do yêu cầu phát triển, trong những năm qua, Nhà nước đã cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác như xây dựng các công trình thủy điện, giao thông, thủy lợi, khai thác khoáng sản... diện tích rừng chuyển đổi này khá lớn. Theo các quy định hiện hành, phải trồng bù rừng thay thế diện tích rừng đã được chuyển mục đích sử dụng. Tuy nhiên, thống kê sơ bộ cho thấy đến năm 2013, việc trồng bù rừng đạt tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 3,7% diện tích rừng chuyển đổi và đến nay chưa có chế tài xử phạt những vi phạm này.
Để đảm bảo hiệu lực của công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này, cũng như đảm bảo cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định về trồng bù rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã quy định chế tài xử phạt. Theo đó, cá nhân vi phạm quy định về trồng bù rừng sẽ bị xử phạt tiền đến 500 triệu đồng, tổ chức vi phạm bị xử phạt gấp đôi cá nhân.
Trường hợp được Nhà nước giao, cho thuê đất để trồng rừng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư 100% nhưng thực hiện trồng rừng không đúng quy định của Nhà nước cũng bị xử phạt tối đa đến 100 triệu đồng.
Có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự
Nghị định 157/2013/NĐ-CP cũng có nhiều điểm mới nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh, ngăn chặn, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, phù hợp với Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Bộ luật hình sự và Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì bị xử phạt nhằm hạn chế tình trạng chặt phá rừng đốt than đang xảy ra ở nhiều nơi; quy định xử phạt các trường hợp vi phạm đối với sản phẩm chế biến từ gỗ có nguồn gốc không hợp pháp nhằm đảm bảo tính minh bạch về nguồn gốc gỗ trong hoạt động kinh doanh lâm sản, phù hợp hội nhập quốc tế về quản trị rừng, lâm sản.
Đối với hành vi phá rừng trái pháp luật, hành vi vi phạm trong khai thác gỗ ở rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Nghị định cũng đã có sự điều chỉnh mức phạt. Tùy theo khối lượng gỗ khai thác trái phép mà mức phạt tiền có thể lên đến 200 triệu đồng, nếu gây thiệt hại lớn hơn thì sẽ bị xem xét trách nhiệm hình sự.
Ngoài việc áp dụng hình thức xử phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả, như buộc bồi thường thiệt hại, nộp lại thu lợi bất chính... do vi phạm mà có.
Đánh bắt động vật thủy sinh trong rừng cũng bị xử phạt
Trong các năm qua, việc đánh bắt nhiều loài động vật thủy sinh trong rừng (có trường hợp dùng mìn, xung điện); khai thác gỗ rừng trồng, rừng ngập mặn không đủ kích thước về đường kính; hay hành vi xâm phạm rừng quy hoạch đưa ra khỏi ba loại rừng... đã xảy ra nhiều trong thực tế, nhưng lại chưa có quy định xử phạt cụ thể.
Để giải quyết những vướng mắc nảy sinh như đã nêu trên và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động thực thi pháp luật trong bảo vệ rừng, Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm hại động vật rừng là các loài thủy sinh tại các khe suối, ao, hồ trong rừng; khai thác trái phép gỗ rừng trồng có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 mét trở lên (các loại gỗ này thường chỉ có đường kính nhỏ); hành vi khai thác, phá rừng trái phép đối với rừng quy hoạch đưa ra khỏi quy hoạch 3 loại rừng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng, tận dụng lâm sản.
Vận chuyển lâm sản trái phép, phạt cả chủ phương tiện và người lái
Đây cũng là một trong những nội dung mới được bổ sung trong Nghị định 157/2013/NĐ-CP. Theo quy định này, trường hợp cho thuê, cho mượn phương tiện hoặc giao, thuê người điều khiển phương tiện thì chủ sở hữu phương tiện (người quản lý phương tiện hợp pháp) và người điều khiển (người sử dụng) phương tiện phải có bản giao kết không sử dụng phương tiện để thực hiện vi phạm hành chính; bản giao kết có chứng thực của UBND cấp xã và phải xuất trình trong thời hạn 48 giờ kể từ khi phương tiện bị tạm giữ.
Việc bổ sung quy định mới này xuất phát từ thực tế, chủ phương tiện thường giao cho người điều khiển là người lao động, người làm thuê, người thuê phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển (rất ít trường hợp chủ phương tiện trực tiếp điều khiển phương tiện của mình). Khi có vi phạm về vận chuyển lâm sản trái pháp luật, chủ phương tiện tìm cách lẩn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người điều khiển phương tiện để không bị xử phạt, không bị tịch thu phương tiện, mặc dù chủ phương tiện là người chủ mưu, có lỗi trong hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật.
Với chế tài nêu trên, trường hợp vi phạm liên quan đến chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện nếu không có bản giao kết, xuất trình theo quy định sẽ bị xử phạt đối với chủ phương tiện và người điều khiển (sử dụng) phương tiện.
Thêm chức danh được phép xử phạt
Nghị định 157/2013/NĐ-CP đã sửa đổi các quy định về thẩm quyền xử phạt của các chức danh thuộc cơ quan Kiểm lâm; UBND các cấp. Theo đó, thẩm quyền xử phạt tiền của các chức danh đã được cụ thể hóa và tăng thẩm quyền xử phạt của các chức danh.
Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt của Thanh tra, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Công an, Bộ đội biên phòng, Quản lý thị trường theo lĩnh vực quản lý.
Vi phạm quy định về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, tính đa dạng sinh học; ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Thực tế mà chúng ta đã chứng kiến vừa qua, mất rừng đã dẫn đến khô hạn, nhiệt độ tăng cao, lũ lụt ngập úng, sạt lở đất...
Thực hiện xử lý nghiêm các vi phạm về quản lý bảo vệ rừng nói chung, xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản nói riêng sẽ có tác dụng ngăn chặn vi phạm, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật của người dân trong việc quản lý, bảo vệ rừng. Góp phần bảo vệ an toàn cho môi trường sống của con người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.