Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển
(18:11:36 PM 09/09/2013)Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là hiểu rõ hơn về biển, về tiềm năng, lợi thế cũng như các tác động bất lợi từ biển; thúc đẩy khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên biển theo hướng bền vững; gìn giữ chất lượng môi trường nước biển; duy trì chức năng sinh thái và năng suất sinh học của các hệ sinh thái biển góp phần thực hiện thành công Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
Nghiên cứu làm rõ khả năng xảy ra các tai biến tự nhiên
Một trong các nhiệm vụ của Chiến lược là nghiên cứu, điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển. Trong đó, lập quy hoạch tổng thể, tổ chức điều tra, nghiên cứu làm rõ khả năng xảy ra các tai biến tự nhiên gồm tai biến địa động lực (động đất, hoạt động các đứt gãy, phun trào, sóng thần, sụt lở đáy biển, thay đổi kiến tạo nền đáy biển), các tai biến khí tượng, thủy hải văn (bão, tố, lốc, nước dâng, xói lở, bồi tụ bất thường, biến đổi địa hình đáy biển, luồng lạch, sóng cát di động) và các tai biến liên quan đến sự cố, thảm họa môi trường.
Về tài nguyên khoáng sản, sẽ tập trung điều tra, đánh giá làm rõ hơn tiềm năng sa khoáng ilmenit - zircon - đất hiếm và các kim loại quý (Sn, Au) dọc theo dải bờ biển và vùng biển nông; dầu khí trên các vùng biển; phát hiện các biểu hiện, điều kiện thuận lợi tập trung kết hạch sắt - mangan Biển Đông, sa khoáng có casiterit và vàng đi kèm ở đáy biển, khí hydrate ở các vùng biển sâu...
Bên cạnh đó, đánh giá, xác định rõ tài nguyên, trữ lượng các loại khoáng sản, vật liệu xây dựng vùng ven bờ, đặc biệt là các trường cát, kể cả ngoài khơi từ độ sâu 100 mét nước trở lên. Chú trọng đầu tư phương tiện, trang thiết bị, công nghệ hiện đại phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và phát hiện các tài nguyên mới ở các vùng biển sâu, biển xa, các đảo xa bờ.
Phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
Nhiệm vụ khác của Chiến lược là phát triển năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu trên các vùng biển.
Cụ thể, nâng cấp, từng bước hiện đại, tự động hoá các trạm quan trắc khí tượng hải văn biển, liên kết với các trạm quan trắc môi trường. Bên cạnh đó, hiện đại hóa hệ thống dự báo áp thấp nhiệt đới, bão trên biển đủ độ chính xác; nghiên cứu quy luật diễn biến, hướng đi, các vùng thường xuyên bị ảnh hưởng để có biện pháp phòng ngừa, chủ động ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, vùng biển ven bờ.
Đồng thời, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm sóng thần liên thông với hệ thống cảnh báo khu vực và thế giới; điều tra, quan sát, lập sơ đồ dòng chảy, hướng di chuyển các dòng hải lưu trên Biển Đông theo mùa và trên các vùng biển, xác định các điểm, khu vực nước xoáy nguy hiểm thường xuyên hoặc theo mùa và thông báo để ngư dân, các phương tiện hàng hải phòng tránh.
Thiết lập cơ chế đồng quản lý, quyền khai thác và hưởng lợi từ mặt nước biển ven bờ
Cũng theo Quyết định, sẽ thiết lập cơ chế đồng quản lý, quyền khai thác và hưởng lợi từ mặt nước biển ven bờ, ven các đảo dựa trên các tiếp cận thị trường có sự định hướng và điều tiết của Nhà nước trên nguyên tắc không gian, mặt nước, tài nguyên biển thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
Rà soát cơ cấu sử dụng đất vùng ven biển, xem xét việc đáp ứng các yêu cầu về môi trường, sự phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, độ mở ra biển để có hướng điều chỉnh trong dài hạn; lập quy hoạch sử dụng đất ven biển bảo đảm sử dụng đất hiệu quả, hợp lý, phù hợp với đặc tính sinh thái của từng vùng, bảo vệ các vùng đất ngập nước, các khu rừng ngập mặn, rừng chắn sóng, chắn cát.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.