»

Thứ bảy, 18/01/2025, 12:58:59 PM (GMT+7)

Giải quyết thách thức về môi trường thông qua thương mại

(17:31:50 PM 27/05/2015)
(Tin Môi Trường) - TMT giới thiệu bài viết của Đại diện thương mại Hoa Kỳ Michael Froman về các vấn đề môi trường trong đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Binh Dương (TPP).

Mức độ nghiêm trọng cũng như quy mô của thách thức về môi trường hiện nay

Những loài động vật mang tính biểu tượng như voi và tê giác, hay kể cả những loài ít được biết đến hơn như tê tê, sao la, cá heo California và cá totoaba (cá lù đù) đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi nạn buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD) bất hợp pháp. Mỗi năm, đánh bắt cá trái phép làm thất thoát hàng tỷ đô-la của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời làm suy kiệt nguồn tài nguyên biển quý giá. Nạn phá rừng trái phép hủy hoại các hệ sinh thái và làm suy yếu các hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Các hiệp định thương mại là công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn những mối đe dọa toàn cầu này. Hai mươi năm trước, các điều khoản liên quan đến môi trường trong Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã bị thay đổi thành một thỏa thuận bên lề, với duy nhất một nghĩa vụ là “phải thực thi có hiệu quả các luật về môi trường tại mỗi quốc gia”. Ngược lại, các hiệp định thương mại gần đây của Hoa Kỳ luôn bao gồm các cam kết môi trường ở quy mô lớn và có thể thực thi được. Những cam kết này cũng phải tuân theo các thủ tục giải quyết tranh chấp tương tự như các nghĩa vụ thương mại khác, kể cả việc cấm vận trong trường hợp có vi phạm.


Giải[-]quyết[-]thách[-]thức[-]về[-]môi[-]trường[-]thông[-]qua[-]thương[-]mại

Các cam kết nhằm bảo vệ môi trường cùng với những hỗ trợ kĩ thuật và hoạt động nâng cao năng lực có thể mang lại kết quả về những tiến bộ quan trọng trong bảo vệ môi trường. Thậm chí trong các hiệp định thương mại trước đó, với ít quy định hơn về môi trường, Hoa kỳ đã giúp đỡ các đối tác thương mại là các quốc gia ban hành và cải thiện hơn 700 điều luật về môi trường và/hoặc bảo tồn. Hàng triệu người được tiếp cận với các chiến dịch nâng cao nhận thức và hàng ngàn dặm đất đai được quản lý chặt chẽ hơn.



Giải[-]quyết[-]thách[-]thức[-]về[-]môi[-]trường[-]thông[-]qua[-]thương[-]mại

Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Đó là lý do tại sao Hoa kỳ chú trọng mạnh vào việc xây dựng các công cụ hiệu quả hơn trong các hiệp định thương mại mới, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang trong vòng đàm phán giữa Hoa kỳ và 11 quốc gia khác. Với các công cụ hiệu quả và mạnh mẽ hơn như trong TPP, chúng ta sẽ có khả năng bảo vệ được một trong các vùng sinh thái và kinh tế quan trọng nhất của thế giới, từ các sa mạc và đồng bằng rộng lớn của Úc, tới khu vực châu thổ sông Cửu Long của Việt Nam và cả vùng núi Andes của Peru.

Đây là một vùng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu lớn các loài động vật cần được bảo vệ. 7/18 quốc gia đánh bắt và xuất khẩu hải sản lớn nhất thế giới cũng là thành viên TPP. Xuyên suốt khu vực trọng yếu này, so với các hiệp định khu vực từ trước tới nay, TPP thiết lập các chế tài nghiêm ngặt nhất để bảo vệ môi trường với một loạt nghĩa vụ bảo vệ môi trường và đòi hỏi các quốc gia phải thực thi đầy đủ như sau:

· Các điều khoản chưa từng có tiền lệ nhằm ngăn chặn việc đánh bắt cá ở mức độ tận diện bao gồm cả việc khai thác, đánh bắt quá mức cho phép;

· Các nghĩa vụ cụ thể nhằm bảo vệ các khu vực tự nhiên (bao gồm cả các vùng đất ngập nước), thúc đẩy việc quản lý đánh bắt bền vững, cũng như các nghĩa vụ bảo tồn liên quan đến các loài động vật như cá voi, rùa biển, cá mập, và các loài chim;

· Các cam kết tiên phong cho từng nước thành viên TPP buộc các nước phải thực thi hiệu quả luật bảo tồn, tuân thủ thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ các loại động thực vật hoang dã nguy cấp và xây dựng các công cụ mới nhằm thúc đẩy hành động khu vực trong nỗ lực phòng chống buôn lậu động vật hoang dã, bất kể là có nguồn gốc từ đâu.

Do tập trung ưu tiên vào các vấn đề về bảo tồn và bảo vệ môi trường, Chương trình nghị sự thương mại của Tổng thống Obama đã thu hút được sự ủng hộ của nhiều bên quan trọng. Một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn và chăm sóc sức khỏe động vật như Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF), Oceana, Hiệp hội nhân đạo Mỹ (Humane Society of United State), Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (World Animal Protection), Quỹ quốc tế về phúc lợi động vật (International Fund for Animal Welfare) và Tổ chức bảo tồn thiên nhiên (The Nature Conservancy) cũng như các tổ chức khác đã thể hiện cam kết hỗ trợ các nước thực thi có hiệu quả các nghĩa vụ bảo tồn thông qua TPP.

Theo báo cáo ngày 20 tháng 5, các hiệp định thương mại có thể sẽ bao gồm các công cụ hiệu quả để bảo vệ môi trường. Với các vòng đàm phán TPP đang vào hồi kết thúc, chúng ta có cơ hội tạo ra các chế tài mạnh mẽ và hiệu quả hơn nhằm bảo vệ môi trường ở quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử.

Đại diện thương mại Hoa kỳ Michael Froman
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Giải quyết thách thức về môi trường thông qua thương mại

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI