Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Đào tạo nghề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
(09:35:05 AM 21/08/2012)
Ảnh minh họa
Trước mắt, tỉnh đề ra 4 giải pháp cho công tác đào tạo nghề: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp về công tác đào tạo nghề là nhiệm vụ trọng tâm cả trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; đầu tư thiết bị dạy nghề hiện đại, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, bổ sung và đổi mới chương trình, giáo trình đào tạo đáp ứng tốt nhất cho dạy và học để học sinh tốt nghiệp nghề có trình độ kỹ thuật theo sự phát triển của khoa học công nghệ và đòi hỏi của thị trường lao động; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ học nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, đặc biệt các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, diện chính sách người có công, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất; đẩy mạnh xã hội hoá dạy nghề, thực hiện có hiệu quả đào tạo nghề theo địa chỉ, đào tạo gắn với việc làm cho người lao động.
Với các giải pháp đồng bộ, Nghệ An phấn đấu đào tạo nghề bình quân hàng năm giai đoạn 2012 - 2015 là 75.000 lượt người; trong đó, đào tạo lao động trình độ cao đẳng, trung cấp nghề đạt 15.000 người, phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2015 đạt 52%.Tỉnh đặt mục tiêu dạy nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 là 164.000 người; trong đó, dạy nghề nông nghiệp 96.760 người; dạy nghề phi nông nghiệp 67.240 người; tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo 80% và điều quan trọng là phải chuyển đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động.
Hiện nay, mạng lưới cơ sở dạy nghề của Nghệ An tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng đào tạo. Trước năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 23 cơ sở, đến nay đã có 62 cơ sở dạy nghề; trong đó, có 5 trường cao đẳng nghề, 8 trường trung cấp nghề, 33 trung tâm dạy nghề và 16 cơ sở khác có dạy nghề. Trong đó, có 25 cơ sở dạy nghề ngoài công lập, chiếm 40% tổng số cơ sở dạy nghề. Hệ thống cơ sở dạy nghề không ngừng được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị để đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề của lao động địa phương. Nhờ vậy, bình quân mỗi năm Nghệ An đào tạo cho hơn 47.000 lượt người.
Trong 2 năm triển khai thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, Nghệ An đã đào tạo nghề cho 10.427 lượt người, trong đó có 1.169 người thuộc diện chính sách, người có công. Bên cạnh sự phát triển về số lượng, đội ngũ giáo viên ở các trường đã được chuẩn hóa theo các bậc đào tạo, đa số có trình độ đại học, trong đó có 287 giáo viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Chương trình, giáo trình ngày càng được xây dựng, bổ sung hoàn thiện với nhiều cấp nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn ở địa phương. Nhờ đó, chất lượng đào tạo nghề được nâng lên rõ rệt qua việc nâng cao trình độ tay nghề, khả năng tiếp cận công việc của người học. Số học viên có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trên 75%. Nhiều cơ sở dạy nghề đã có sự gắn kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thực hiện đào tạo nghề có địa chỉ, gắn với giải quyết việc làm cho người lao động thông qua một số mô hình hiệu quả như nuôi lợn siêu nạc tại xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương); chăn nuôi vịt bầu Quỳ Châu tại huyện Quế Phong; trồng rau cao sản ở xã Quỳnh Lương (Quỳnh Lưu); chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại xã Thanh Dương (Thanh Chương)... đã giúp các học viên vừa nắm vững được lý thuyết, vừa học tập được kinh nghiệm của các mô hình hiệu quả.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.