»

Chủ nhật, 19/01/2025, 22:03:07 PM (GMT+7)

Chính sách, cơ chế tài chính bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

(08:01:39 AM 31/08/2012)
(Tin Môi Trường) - Đây là nội dung Hội thảo do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Tập đoàn Dầu khí và Kim loại Quốc gia Nhật Bản (JOGMEC) tổ chức ngày 30/8, tại Hà Nội, với sự tham dự của Lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Bộ, các chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường trong và ngoài nước.

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia Việt Nam trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản, các chuyên gia Nhật Bản đã giới thiệu về hệ thống và biện pháp phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ; ngân quỹ, tiền tích lũy phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ...tại Nhật Bản. 


Trong đó, nhiệm vụ của JOGMEC là hỗ trợ cho các đoàn thể công cộng địa phương và các doanh nghiệp tư nhân, có trách nhiệm phòng chống ô nhiễm do khai thác mỏ, tìm ra những biện pháp phòng chống ô nhiễm phù hợp và ổn định; tích lũy liên tục công nghệ phòng chống ô nhiễm để đối phó với tình trạng phát sinh chất ô nhiễm ngày càng đa dạng. 

 

Ảnh minh họa


Thạc sĩ Nguyễn Hoài Đức, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường-Tổng cục Môi trường cho biết: Sau 3 năm thực hiện Quyết định 71 về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ, ngoài việc phối hợp với các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố hướng dẫn thực hiện công tác này, từ năm 2008 đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt 54 dự án cải tạo, phục hồi môi trường với tổng tiền ký quỹ trên 650 tỷ đồng, chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh, Bình Dương, Bình Định, Bình Thuận… 
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng khẳng định: Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ được ban hành là một bước tiến trong công tác quản lý bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ở Việt Nam. Quyết định này đã cụ thể hóa chính sách “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005. Tuy vậy, công tác thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường và khoản tiền ký quỹ liên quan đến nhiều ngành khác nhau, trong khi cán bộ chuyên môn ngành môi trường chưa đủ năng lực, kinh nghiệm nên gây khó khăn cho công tác thẩm định. 


Đặc biệt, việc chưa có quy định về kinh phí cho hoạt động thẩm định dự án cải tạo, phục hồi môi trường, cũng chưa có hướng dẫn lập quỹ bảo vệ môi trường địa phương, nên cả công tác thẩm định và tiếp nhận ký quỹ, quản lý quỹ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn các địa phương gặp nhiều vướng mắc, chưa kể việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Quỹ Bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. 
Các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, từ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện chính sách và cơ chế tài chính, cho bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác khoáng sản của Nhật Bản, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần kiến nghị bổ sung các đối tượng phải lập dự án cải tạo, phục hồi môi trường; quy định cụ thể quy trình, hạng mục cải tạo, phục hồi môi trường đối với từng loại hình khai thác khoáng sản. Đồng thời sớm hoàn thiện việc sửa đổi Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ cho phù hợp với tình hình hiện nay.

(Nguồn: Văn Hào/ TTXVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chính sách, cơ chế tài chính bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI