Chính sách - Dự án » Văn bản - Chính sách
Thứ sáu, 01/11/2024, 10:24:20 AM (GMT+7)
Bổ sung chế tài xử phạt các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi trái phép
(19:50:24 PM 03/04/2019)(Tin Môi Trường) - Ngày 3/4, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành và một số địa phương về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác cát.
>> Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Tổng thư ký Hội Bảo vệ TN&MT Việt Nam tham gia Hội thảo về phòng ngừa và ứng phó sự cố tràn dầu của Liên bang Nga
Ảnh: IE
*Tái diễn tình trạng “cát tặc” lộng hành
Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, thời gian gần đây, tình hình khai thác trái phép cát, sỏi trên các tuyến sông và cửa biển hoạt động trở lại phức tạp với thủ đoạn tinh vi, có nơi công khai, có tính chất lộng hành như tại Hà Nội, Bình Thuận, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bến Tre, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu. Tình trạng đe dọa, thậm chí hành hung người dân ngăn cản hoạt động khai thác trái phép đã xảy ra tại Thừa Thiến Huế. Tình trạng lập bến bãi tập kết vật liệu xây dựng, xây dựng nhà ở, công trình phụ… tràn lan ngay sát bờ sông lấn chiếm mái đê, hành lang đê như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Bắc Ninh, gây nguy cơ lớn đến an toàn đê điều vào mùa mưa lũ. Các bãi tập kết này cũng thường là những điểm tập kết cát, sỏi khai thác trái phép để vận chuyển đi tiêu thụ tại các dự án có nhu cầu san lấp lớn, gây thất thu thuế, làm gia tăng tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép, không phép. Bên cạnh đó là tình trạng các đơn vị có giấy phép khai thác khoáng sản lợi dụng kẽ hở của pháp luật, sự thiếu kiểm tra, buông lỏng quản lý của các cơ quan chức năng, tiến hành khai thác ngoài diện tích, khai thác vượt độ sâu dẫn đến sạt lở bờ sông, biến đổi dòng chảy, mất an toàn đê điều, thất thoát tài nguyên, gây bức xúc trong dư luận, mất an ninh trật tự trên địa bàn.
Theo Trung tướng Nguyễn Văn Sơn, từ đầu năm 2019 đến nay, 14/20 địa phương đã phát hiện 659 vụ/426 đối tượng về hành vi khai thác cát trái phép và tập kết, kinh doanh cát trái quy định. Tổng số tiền xử phạt hơn 12 tỷ đồng, tịch thu 4.685 m3 cát, 73 ghe thuyền, hai ô tô, một máy xúc. Cơ quan chức năng khởi tố 2 vụ về hành vi khai thác khoáng sản trái phép tại Thanh Hóa và Đồng Nai.
“Các đối tượng thường triệt để lợi dụng các kẽ hở của pháp luật tiến hành hoạt động khai thác cát như: lợi dụng giấy phép khai thác cát, sỏi để khai thác cát ngoài diện tích được cấp phép. Các lực lượng chức năng kiểm tra không thể xử lý được do không thể xác định được và cũng không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cách tính vượt 10% diện tích mỏ đối với mỏ cát, sỏi dưới nước”, Thứ trưởng Bộ Công an cho hay.
Ông cũng cho biết, việc khởi tố, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân, tổ chức hoạt động khai thác cát trái phép còn khó khăn. Hiện nay, các vụ khai thác cát trái phép khi phát hiện không đủ định lượng trong một lần vi phạm để khởi tố xử lý hình sự, còn có quan điểm chưa thống nhất về việc cộng dồn số lượng nhiều lần vi phạm, nhất là đối với pháp nhân. Ngoài ra, các đối tượng khai thác cát trái phép thực hiện thủ đoạn ký hợp đồng cho thuê phương tiện qua các cá nhân trung gian, thuê thuyền viên, thuyền trưởng tổ chức hoạt động bơm hút cát, nếu bị phát hiện và bị xử phạt thì thay đổi vị trí làm việc trên tàu và chuyển sang hoạt động trên phương tiện khác để tránh bị xử phạt lần 2. Hiện cũng chưa có quy định, cơ quan nào tập hợp, quản lý hồ sơ đối tượng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khai thác tài nguyên khoảng sản nên thực tế rất khó khăn cho cơ quan chức năng trong xử lý hình sự đối với loại tội phạm này.
*Cạnh tranh không lành mạnh
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, ông Hoàng Công Thủy cho biết, khó khăn của địa phương này đó là tình trạng doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh trong việc khai thác cát trên sông Chảy. Đây là con sông hẹp, tả ngạn Phú Thọ cấp phép và hữu ngạn Yên Bái cấp phép khai thác khoáng sản. Tuy nhiên, trữ lượng cát phía Yên Bái không còn, một số doanh nghiệp của Yên Bái đã kích động dân người dân ngăn cản hoạt động khai thác cát của các doanh nghiệp do Phú Thọ cấp phép. Trong khi doanh nghiệp Phú Thọ được cấp phép nhưng có thế lực không cho khai thác lại có đối tượng khác khai thác chủ yếu vào ban đêm, không theo quy định của tỉnh.
Nói về những khó khăn trong quản lý khai thác cát, sỏi lòng sông, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Nguyễn Văn Trì cho biết, đây là hoạt động trên sông nước nên quản lý rất khó. Có trường hợp lợi dụng ranh giới không rõ ràng để tiến hành khai thác bất hợp pháp. Những quy định cụ thể về khai thác cát như quy định về thời điểm, công suất… chưa chặt chẽ dẫn đến rất khó khăn cho công tác quản lý, giám sát. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp, có bộ phận doanh nghiệp không được khai thác kích động nhân dân, gây phức tạp tình hình.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái nêu lên thực tế các đối tượng khai thác cát hành động rất tinh vi và manh động, có lần lãnh đạo huyện khi đi kiểm tra bị đối tượng khai thác cát đưa lên tàu, sau đó đánh chìm tàu khai thác cát để vu oan cho cán bộ địa phương. Trong một lần khác, đối tượng khai thác cát trái phép cho lãnh đạo huyện lên tàu chở từ huyện Thanh Hà lên đến Hải Dương (hơn 10km) rồi thả ở đó. Khi lực lượng chức năng làm gắt ở các tuyến sông lớn, các đối tượng chuyển vào khai thác ở tuyến sông nội đồng, dùng tàu nhỏ, phương tiện cơ động.
Các ý kiến đều đề nghị có quy định chặt chẽ hơn, tăng chế tài xử phạt với vi phạm khai thác cát sỏi lòng sông, các bộ, ngành cần phối hợp với các tỉnh tăng cường thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm, nhất là trường hợp khai thác trái phép. Bộ Xây dựng nghiên cứu có vật liệu mới thay thế cát san lấp, cát xây dựng.
Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng cát là vật liệu xây dựng không thể thay thế và có nhu cầu rất cao. Do đó, việc cấp phép khai thác cát vẫn phải diễn ra bình thường, không vì không quản lý được mà không cấp phép, không cấp phép là tạo nên sự khan hiếm, tăng giá và ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng. Song, theo ông, cát là tài nguyên quốc gia, mọi hành vi khai thác trái phép là hành vi ăn cắp tài sản quốc gia, phải xử lý theo pháp luật.
* Kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra vi phạm
Kết luận cuộc họp, chỉ ra một trong những nguyên nhân khiến tình trạng khai thác cát trái phép phức tạp trở lại là do cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa làm hết trách nhiệm, có biểu hiện buông lỏng quản lý, thậm chí dung túng cho hoạt động này, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản. Nâng cao trách nhiệm, nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép; xác định công tác này là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của các bộ, ngành, địa phương. Địa phương, lĩnh vực nào để xảy ra tình trạng khai thác hoặc để tình trạng lợi dụng việc nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép và thành lập bến, bãi tập kết cát, sỏi trái phép diễn ra nghiêm trọng, phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác.
Phó Thủ tướng yêu cầu phân công trách nhiệm cụ thể và phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, đơn vị liên quan trong quản lý, xử lý vi phạm nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và đấu tranh ngăn chặn hiệu quả vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Tăng cường quản lý khai thác cát, sỏi tại những khu vực lòng sông giáp ranh giữa các địa phương.
Bộ Công an chủ động nắm chắc tình hình, tổ chức đấu tranh có hiệu quả với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, lập bến bãi tập kết cát, sỏi tập trung vào những địa bàn giáp ranh phức tạp, các dự án, công trình xây dựng sử dụng số lượng lớn cát san lấp. Nghiên cứu đề xuất bổ sung chế tài xử phạt đối với các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, vận chuyển tiêu thụ cát, sỏi trái phép, nhằm tăng tính răn đe.
Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo hướng tăng mức xử phạt đối với hành vi khai thác cát, sỏi trái phép. Bộ Xây dựng chỉ đạo các đơn vị chuyên môn rà soát sửa đổi, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến việc sử dụng các vật liệu thay thế cát tự nhiên dùng trong xây dựng và san lấp; ban hành tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng thay thế cát tự nhiên; sử dụng cát nghiền, các vật liệu thay thế cát (tro xỉ, nhiệt điện) nhằm hạn chế khai thác cát tự nhiên và bảo vệ môi trường.
TTXVN
Gửi ý kiến bạn đọc về: Bổ sung chế tài xử phạt các tổ chức, cá nhân tham gia khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi trái phép
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
- Kiểm tra đột xuất về tài nguyên nước khi có phản ánh của báo chí
- Sẽ phát hành phôi sổ đỏ theo một mẫu thống nhất cả nước
- Bộ Công an đề nghị Đồng Nai và các tỉnh ĐBSCL cung cấp hồ sơ liên quan Công ty Công Minh
- Kết luận sai phạm tại Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn
- Tăng cường bảo vệ các loài hoang dã trong dịp Tết
- Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn
- Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng
- Nghị quyết giám sát chuyên đề về phát triển năng lượng
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.
Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.