»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:45:05 AM (GMT+7)

Bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ đê sông Hồng

(18:22:05 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 14/1, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị định số 04/201/NĐ-CP, thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ thuộc hệ thống đê sông Hồng.

Theo đó, bãi bỏ việc sử dụng các khu chậm lũ Tam Thanh thuộc tỉnh Phú Thọ, Lập Thạch thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Lương Phú-Quảng Oai, Ba Vì thuộc thành phố Hà Nội và hệ thống phân lũ sông Đáy kể từ khi công trình Thủy điện Sơn La chính thức tham gia cắt lũ cho hạ du.

 

 

Sông Hồng, đoạn chảy qua địa phận Hà Nội. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)



Nghị định nêu rõ, các giải pháp phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng phải được điều chỉnh nhằm bảo đảm an toàn cho Thủ đô Hà Nội và đồng bằng sông Hồng theo quy hoạch phòng, chống lũ phù hợp với quy định.



Để thực hiện bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ, làm chậm lũ, sẽ sử dụng công trình thủy điện Sơn La, phối hợp với các hồ Hòa Bình, Tuyên Quang, Thác Bà tham gia điều tiết liên hồ cắt lũ cho hạ du.



Dành dung tích phòng lũ của các hồ Sơn La và hồ Hòa Bình trên sông Đà, hồ Tuyên Quang, hồ Thác Bà để điều tiết, cắt giảm lũ cho hạ du.


Các thông số yêu cầu là phải vận hành điều tiết liên hồ, bảo đảm lưu lượng lũ trên sông Hồng tại trạm Thủy văn Sơn Tây nhỏ hơn hoặc bằng 28.000 m3/giây, tại trạm thủy văn Hà Nội nhỏ hơn hoặc bằng 20.000 m3/giây và mực nước sông Hồng tại trạm thủy văn Hà Nội không vượt quá 13,4m.


Trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều hoặc dự báo xuất hiện trận lũ lớn hơn lũ 500 năm xuất hiện một lần, nhưng nhỏ hơn lũ thiết kế công trình hồ Sơn La (lũ 10.000 năm xuất hiện một lần) được sử dụng một phần dung tích chống lũ cho công trình để cắt giảm lũ cho hạ du nhưng phải bảo đảm an toàn công trình.



Cùng với các giải pháp trên, các giải pháp khác được Chính phủ thông qua tại Nghị định là việc quy hoạch xây mới, cải tạo nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống đê sông Đáy, nạo vét lòng dẫn sông Đáy để chủ động đưa nước sông Hồng vào sông Đáy; bảo đảm sông Đáy thoát được lưu lượng nước tối đa 2.500 m3/giây để dự phòng khi xuất hiện lũ có chu kỳ lặp lại lớn hơn 500 năm trên hệ thống sông Hồng, hoặc xảy ra sự cố nghiêm trọng đối với hệ thống đê điều khu vực nội thành Hà Nội.



Nghị định cũng đề cập đến việc củng cố, nâng cấp các tuyến đê sông Hồng-sông Thái Bình, đê bảo vệ khu vực Tam Thanh, Lập Thạch, Lương Phú-Quảng Oai, Ba Vì đạt tiêu chuẩn thiết kế theo quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều..



Nghị định mới có hiệu lực thi hành từ ngày 10/3 tới, thay thế Nghị định 62/1999/NĐ-CP.

(TTXVN/Vietnam+)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bãi bỏ việc sử dụng các khu phân lũ đê sông Hồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”

(Tin Môi Trường) - Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã cố bố chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action” – “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”.

VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI