Chính sách - Dự án » Tư liệu
Vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế bị phạt tới 40 triệu đồng
(12:34:13 PM 23/08/2011)Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2011; bãi bỏ các Điều từ 8-14 Nghị định 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005. Theo Nghị định mới, các mức phạt sẽ nặng hơn so với các quy định tại Nghị định 45/2005/NĐ-CP; mức phạt tối đa cũng được nâng từ 15 triệu lên 40 triệu đồng.
Cụ thể, đối với hành vi xả rác, chất thải sinh hoạt, chất thải của người và gia súc vào nguồn nước dùng cho ăn uống và sinh hoạt, thay vì chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 - 200 nghìn đồng thì theo Nghị định mới sẽ căn cứ vào khối lượng nước thải mà mức phạt từ cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50 nghìn - 1 triệu đồng.
Đối với hành vi không thực hiện khám sức khỏe trước khi tuyển dụng lao động thì bị phạt từ 500 nghìn đồng - 15 triệu đồng, mức phạt này cao hơn nhiều lần so với quy định cũ (từ 500 nghìn đồng - 1,5 triệu đồng).
Hay các hành vi như: Bàn ghế nơi dạy học có kích thước không phù hợp với tầm vóc học sinh; không đủ ánh sáng thiên nhiên hoặc nhân tạo trong lớp học; không bảo đảm tiêu chuẩn diện tích tính theo một học sinh, nếu như theo quy định cũ chỉ bị phạt từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng thì theo Nghị định mới sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Bên cạnh đó, sẽ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 1 triệu đồng đối với hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch. Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ bị phạt từ 2-5 triệu đồng...
Bổ sung quy định phạt một số hành vi vi phạm
Đặc biệt, Nghị định mới cũng bổ sung quy định phạt các hành vi vi phạm các quy định về thông tin, giáo dục truyền thông trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm và trong phòng, chống HIV/AIDS với mức phạt tối đa tới 25 triệu đồng.
Cụ thể, đối với hành vi không tổ chức định kỳ 2 năm/lần việc phổ biến, tuyên truyền trong cơ sở sử dụng lao động về phòng, chống bệnh truyền nhiễm; về kiến thức, biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng - 25 triệu đồng (tùy vào số lượng lao động trong cơ sở đó).
Phạt tiền từ 1-3 triệu đồng đối với hành vi không tổ chức giảng dạy cho học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo chương trình giảng dạy đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi không tổ chức tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS cho các đối tượng thuộc diện quản lý của cơ sở cai nghiện, cơ sở bảo trợ xã hội, trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng sẽ bị phạt từ 5-10 triệu đồng.
Hay như hành vi đưa tin bịa đặt về nhiễm HIV đối với người không nhiễm HIV; công khai tên, địa chỉ, hình ảnh người nhiễm HIV khi chưa được sự đồng ý của người đó... sẽ bị phạt từ 15-20 triệu đồng.
Về thẩm quyền xử phạt, Chủ tịch UBND các cấp, Thanh tra y tế và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là những người có quyền xử phạt VPHC về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế bị phạt tới 40 triệu đồng
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.