»

Thứ năm, 21/11/2024, 10:04:00 AM (GMT+7)

Trồng rừng bền vững và phát triển sinh kế cho nông dân nghèo tại Việt Nam

(10:19:16 AM 28/06/2018)
(Tin Môi Trường) - Thực hiện từ năm 2005 đến năm 2015 tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Nghệ An và Thanh Hóa, Dự án Phát triển Ngành Lâm nghiệp đã mang lại lợi ích về xã hội, môi trường và kinh tế cho các cộng đồng địa phương.

Trong khuôn khổ dự án, đã có trên 43.000 hộ gia đình tại các tỉnh miền Trung Việt Nam đã được vay vốn vi mô và hỗ trợ kỹ thuật để trồng trên 76.500 ha rừng. Nhiều hộ gia đình hoàn thành quy trình cấp Chứng chỉ Quản lý Rừng Quốc tế đã bán được gỗ với giá cao hơn 20-30% so với gỗ không có chứng chỉ.

 

Trồng[-]rừng[-]bền[-]vững[-]và[-]phát[-]triển[-]sinh[-]kế[-]cho[-]nông[-]dân[-]nghèo[-]tại[-]Việt[-]Nam

Một khu vừng ở Quảng Ngãi được cấp chứng chỉ rừng quốc tế. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu
 
Thách thức
 
Trong giai đoạn đầu của dự án năm 2005 diện tích rừng Việt Nam đã giảm từ 14,3 triệu ha năm 1943 xuống còn 10,7 triệu ha. Sau hàng thập kỷ rừng bị tàn phá cả nước có 7-8 triệu ha đất rừng không được sử dụng, bị thoái hóa và trở thành đồi trọc. Khoảng 25 triệu người nghèo và người dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng. Rừng cung cấp nguồn sinh kế, năng lượng và là nguồn cứu đói khi khó khăn. Cùng với việc đất rừng bị thoái hóa, đa dạng sinh học bị mất đi thì đòi hỏi về sản phẩm lâm nghiệp phục vụ sinh hoạt và công nghiệp lại tăng lên do dân số tăng nhanh và kinh tế phát triển.
 
Kết quả hạn chế của việc trồng rừng trước đây là do các nguyên nhân chính sau: cơ chế khuyến khíchchưa đầy đủ, chưa định hướng thị trường đúng đắn; chủ yếu quy hoạch từ trên xuống; năng lực khuyến lâm kém; năng lực công nghệ và quản lý hạn chế; và đầu tư chưa đúng mức. Khối kinh tế ngoài nhà nước không có đủ đất để trồng rừng; đã vậy việc giao đất lại chậm trễ và quyền sử dụng đất không đảm bảo.
 
Giải pháp
 
Ngân hàng Thế giới đã giúp Chính phủ giải quyết các thách thức trên thông qua cải cách chính sách và cải cách hành chính, tăng cường năng lực và tăng cường thể chế, và áp dụng tài chính ưu đãi cho các thực hành sản xuất lâm nghiệp tốt. Dự án đã hỗ trợ trồng rừng và đóng góp vào nâng cao sinh kế nông thôn thông qua:
 
Cải cách chính sách và luật pháp nhằm tạo môi trường đầu tư và thị trường nhằm thu hút các nhà đầu tư vào công tác trồng rừng, trong đó có các hộ gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp tư nhân;
 
Làm rõ vai trò của các lâm trường quốc doanh và khu vực ngoài nhà nước trong trồng rừng thương mại, trong đó có cung cấp dịch vụ khuyến lâm dựa trên thị trường;
 
Đẩy nhanh quá trình phân loại đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng dất;
 
Tăng cường năng lực quản lý mọi mặt trong trồng rừng tiểu điền;
 
Đưa vào áp dụng cơ chế cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho cộng đồng và hộ nông dân nhỏ một cách minh bạch và tiết kiệm; và
 
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế ngành lâm nghiệp nhằm mua gỗ theo giá thị trường từ các hộ gia đình đầu tư vào trồng rừng.
 
Cho đến nay dự án này là dự án đầu tiên và duy nhất áp dụng cách tiếp cận cho vay lại đối với các hộ trồng rừng tiểu điền. Phương pháp này đã chứng tỏ phù hợp hơn nhiều so với phương pháp hỗ trợ cho khôngtheo kiểu truyền thống.
 
Kết quả
 
Dự án đã thực hiện trong giai đoạn 2005-2015 và đạt các kết quả sau:
 
Trên 43.000 hộ, chủ yếu là hộ nghèo và cận nghèo khu vực miền Trung đã nhận được các khoản vay vi mô và nhận được hỗ trợ kỹ thuật và trồng trên 76.500 ha rừng.
 
Dự án cấp vốn cho công tác khảo sát đất đai và tạo điều kiện cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 35.000 hộ với 66.000 ha. Các hộ nông dân có thể dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay ưu đãi từ dự án do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý.
 
Thí điểm cấp Chứng chỉ Quản lý Rừng Quốc tế cho 850 ha đạt chuẩn quốc tế về kỹ thuật, xã hội và môi trường. Giá gỗ được chứng nhận cao hơn 20% đến 30% so với gỗ thông thường cùng loại.
 
Nâng cấp trên 400 km đường lâm sinh giúp giảm chi phí vận tải, làm tăng đáng kể năng suất lao động rừng và thu nhập, đồng thời tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa phương.
 
Dự án cũng hỗ trợ xây dựng 86 chòi canh lửa và 102 biển báo trong khu vực dự án nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ rừng và hạn chế rủi ro cháy và gây thiệt hại rừng.
 
Dự án cũng tài trợ công tác khảo sát đất và tạo điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 35.000 hộ gia đình.
 
Dự án cũng hỗ trợ tăng cường qui phạm và năng lực bảo vệ đa dạng sinh học tại các khu rừng đặc dụng, kể cả các khu rừng được quốc tế công nhận có tầm quan trọng về sinh thái.
 
Đóng góp của Nhóm Ngân hàng Thế giới
 
IDA cấp 72,3 triệu đô la giúp Chính phủ Việt Nam cải thiện quản lý rừng và bảo tồn đa dạng sinh học, và trồng rừng dựa trên các hệ cây trồng khác nhau.
 
Đối tác
 
Quỹ Môi trường Toàn cầu cấp khoảng 16 triệu đô la giúp bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học tại các rừng đặc dụng ưu tiên, bao gồm các vườn quốc gia và khu dự trữ thiên nhiên, và tăng cường đảm bảo cấp vốn quản lý rừng đặc dụng bằng việc tạo một cơ chế tài chính sáng tạo.
 
Chính phủ các nước Hà Lan, Phần Lan, Thụy Sĩ thông qua Quỹ Ủy thác Lâm nghiệp (TFF) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật. Liên minh châu Âu hỗ trợ thực hiện một số nghiên cứu (ví dụ như Đánh giá Chi tiêu công Ngành Lâm nghiệp và Thực thi Luật Lâm nghiệp và Quản trị).
 
Hướng tới tương lai
 
Dự án đã tạo cơ sở vững chắc giúp Việt Nam phát triển trồng rừng và xuất khẩu gỗ có chứng nhận trong tương lai. Cẩm nang trồng rừng tiểu điền được dự án hỗ trợ xây dựng đã được thể chế hóa và sử dụng cho các chương trình trồng rừng khác của Chính phủ Việt Nam.
 
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định rằng gói hỗ trợ là yếu tố quan trọng giúp các nhà đầu tư nhỏ có niềm tin để thực hiện đầu tư trồng rừng. Gói này bao gồm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thiết kế rừng trồng, vay vốn tín dụng, vật tư trồng rừng chất lượng cao, bảo dưỡng và bảo vệ rừng, dịch vụ khuyến lâm và tập huấn, và dễ dàng tiếp cận thị trường.
 
Tuy dự án đã kết thúc tháng 3/2015 nhưng quỹ quay vòng do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý vẫn sẽ tiếp tục hoạt động 20 năm nữa và tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân tiếp tục vay vốn.
 
Cơ chế cấp vốn của Quỹ Bảo tồn Việt Nam đã được đưa vào Quỹ Lâm nghiệp Việt Nam và sẽ cấp vốn cho các dịch vụ chi trả môi trường sau này.
 
Tiếp nối dự án này, Chính phủ Việt Nam đã xác định hai dự án tiềm năng mới là: (a) Tái cơ cấu và Phát triển Bền vững Lâm nghiệp; và (b) Phục hồi và Phát triển Rừng ven biển tăng cường khả năng thích ứng với Biến đổi khí hậu.
BTV - Nguồn: Ngân hàng thế giới
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Trồng rừng bền vững và phát triển sinh kế cho nông dân nghèo tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI