Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thông tin về Dự án thủy điện Don Sahong
(17:52:55 PM 29/11/2014)
Cộng đồng quốc tế hiện vô cùng lo ngại về những đập thủy điện được xây dựng trên dòng chính sông Mekong.(Ảnh: opendevelopmentmekong.net)
Vào Tháng 9/2013, Chính phủ Lào Thông báo đến Ủy hội Sông Mê Công (MRC) về chủ trương xây dựng thủy điện Don Sahong kèm theo các thông tin liên quan về dự án cho MRC để đảm bảo tuân thủ yêu cầu về Thông báo được quy định ở Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA).
Thủ tục Thông báo là gì?
Hiệp định Mê Công 1995 được kí kết bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam quy định Thông báo là yêu cầu bắt buộc đối với các dự án sử dụng nước thực hiện trên dòng nhánh hoặc dòng chính mà không gây tác động lớn đến chế độ dòng chảy và chất lượng nước của sông Mê Công trong mùa mưa. Thủ tục Thông báo quy định MRC phải được thông báo về dự án cùng với các thông tin liên quan để các nước thành viên được biết và có thể đánh giá các tác động lớn có thể xảy ra khi thực hiện dự án.
Tại sao Lào thực hiện Thủ tục Thông báo về dự án?
Trong một phiên họp đặc biệt của Ủy Ban Liên Hợp vào tháng 1/2014, Lào cho biết Thủ tục Thông báo là phù hợp dù địa điểm xây dựng thủy điện Don Sahong được coi là dòng nhánh hay dòng chính. Lào cũng cho biết dự án chỉ sử dụng 15% lượng nước của sông Mê Công và do đó sẽ không gây ra tác động lớn.
Hiệp định Mê Công và Thủ tục PNPCA không có cơ chế để một nước thành viên chính thức thông báo với nước khác về các dự án được cho là sẽ không gây ra tác động lớn dù có thể có một số vấn đề cần thảo luận thêm.
Các nước được thông báo đã phản hồi như thế nào?
Lo ngại về những tác động có hại của thủy điện Don Sahong đến cá, phù sa và dòng chảy, tại cuộc họp của Ủy Ban Liên Hợp vào tháng 1/2014, các nước được thông báo gồm Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã kiến nghị phải thực hiện Thủ tục Tham vấn trước đối với thủy điện Don Sahong, nhằm thảo luận và đánh giá về dự án với các bên liên quan tại các nước thành viên.
Thủ tục Tham vấn trước là gì?
Đây cũng là một quy định trong Hiệp định Mê Công. Việc thực hiện Thủ tục này cho phép các nước thành viên thảo luận và đánh giá về các tác động lớn dự án có thể gây ra đối với dòng chính sông Mê Công vào tất cả các thời điểm trong năm. Việc này nhằm rút ra kết luận về các điều kiện giúp tránh, hạn chế và giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường, đặc biệt là tài nguyên nước của sông Mê Công về chất lượng và số lượng. Thủ tục Tham vấn trước không phải là điều kiện để thông qua dự án.
Thảo luận về dự án Don Sahong đang ở giai đoạn nào?
Ủy Ban Liên Hợp có quan điểm khác nhau về Thủ tục mà thủy điện Don Sahong phải thực hiện và thống nhất rằng Hội đồng MRC – cơ quan cao nhất - cấp Bộ trưởng của MRC với các Ủy viên là bộ trưởng phụ trách về tài nguyên nước và môi trường của bốn nước thành viên sẽ thảo luận và quyết định vấn đề này.
Hội đồng MRC dành một phần chương trình nghị sự để thảo luận về dự án xây dựng thủy điện Don Sahong trong cuộc họp thường niên vào ngày 20/6/2014 tại Bangkok, Thái Lan.
Các diễn biến chính:
30/9/2013: CHND Lào thông báo về dự án xây dựng thủy điện Don Sahong đến Ban Thư kí MRC.
10-12/11/2013: Chính phủ Lào tổ chức một chuyến đi thực địa cho đại biểu của các nước thành viên MRC, nhân viên ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và truyền thông đi quan sát khu vực xây thủy điện trong mùa mưa.
16/1/2014: MRC tổ chức một phiên đặc biệt để Ủy Ban Liên Hợp thảo luận về dự án Don Sahong. Các nước thành viên không thống nhất được về Thủ tục mà dự án cần thực hiện và do đó đề nghị Hội đồng MRC tiếp tục giải quyết.
22/1/2014: Chính Phủ Lào đề nghị Ban Thư kí MRC cung cấp các tài liệu về cá, thủy văn và chất lượng nước để hỗ trợ việc đánh giá các tác động có thể gây ra bởi dự án.
27/1/2014: Ban Thư kí MRC cung cấp thông tin theo yêu cầu của Lào.
7/3/2014: Chính phủ Lào tổ chức Hội Thảo Tham vấn kỹ thuật tại thủ đô Vientiane, Lào để thảo luận về các đánh giá ban đầu đối với dự án với sự tham dự của các đại biểu đến từ các nước thành viên MRC, Ban Thư kí MRC, các đối tác phát triển (nhà tài trợ, các tổ chức khu vực và quốc tế) và các tổ chức phi chính phủ. Đơn vị thực hiện dự án, tập đoàn Mega First Corporation Berhard, đã trình bày về phương án giám sát nguồn cá.
11-12/3/2014: Chính phủ Lào tổ chức chuyến đi thực địa thứ hai đến khu vực dự kiến xây Thủy điện Don Sahong cho các đại diện đến từ các nước thành viên MRC, Ban Thư kí, các đối tác phát triển, các tổ chức phi chính phủ và giới truyền thông để quan sát địa điểm trong mùa khô.
26/6/2014: Hội đồng MRC thảo luận về kết quả cuộc họp của Ủy Ban Liên Hợp trước đó về dự án thủy điện Don Sahong và quyết định về thủ tục dự án cần tuân thủ.
30/6/2014: Lào thông qua ban thư kí Ủy hội Sông Mê Công thông báo đến các nước thành viên MRC về việc dự án thủy điện Don Sahong sẽ thực hiện thủ tục tham vấn.
25/7/2014: Khởi động hoạt động tham vấn về thủy điện Don Sahong và kéo dài trong 6 tháng tuy nhiên có thể được gia hạn thêm nếu cần thiết.
26/9/2014: Hội thảo “Tham vấn về công trình thủy điện Don Sahong của Lào trên dòng chính sông Mê Kông” được tổ chức tại Cần Thơ cho đại diện các cơ quan ban ngành của 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long do Ủy hội sông Mê Kông Việt Nam tổ chức.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.