Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thông điệp ngày khí tượng thế giới năm 2016
(18:05:42 PM 16/03/2016)
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và môi trường sống của con người. Phát thải khí nhà kính ngày một tăng lên, nhiệt độ bề mặt trái đất và đại dương cũng đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, nhiệt độ Trái đất đã tăng thêm 1oC so với đầu thế kỷ 20. Hơn lúc nào hết, cộng đồng quốc tế đã nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải có những hành động mạnh mẽ để ứng phó.
Năm 2015, chính phủ các quốc gia đã thông qua Hiệp định Paris về Khí hậu tại COP21 nhằm “khống chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu thấp hơn 2oC so với thời kỳ tiền công nghiệp; đồng thời tiếp tục nỗ lực hạn chế mức tăng nhiệt độ không vượt quá 1,5oC”.
Đây là một cam kết đầy tham vọng và kế hoạch ứng phó của các quốc gia có thể còn chưa đủ mạnh để tránh mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 3oC. Mặc dù, chúng ta đã được trang bị kiến thức và giải pháp để đối mặt với tương lai.
Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) và các Cơ quan Khí tượng Thủy văn quốc gia đang đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một xã hội có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Do những hoạt động phát thải trong quá khứ và hiện tại, chúng ta phải chuẩn bị sẵn sàng đối mặt với xu thế gia tăng nắng nóng trong tương lai (ngày nóng, đêm ấm, sóng nhiệt). Tất cả những điều này sẽ tác động tới sức khỏe cộng đồng và gây áp lực lớn đối với xã hội của chúng ta. Những rủi ro này có thể được giảm nhẹ nếu các hệ thống cảnh báo sớm thiên tai cung cấp thông tin và cảnh báo kịp thời đến các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan dịch vụ y tế và cộng đồng.
Chúng ta cần phải đối phó với tình trạng hạn hán một cách chủ động hơn nữa thông qua các kế hoạch quản lý tổng hợp. Chúng ta cần phải cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách những hướng dẫn về những chính sách và kế hoạch quản lý đất đai hiệu quả. Đồng thời, chúng ta cũng phải tăng cường khả năng tiếp cận với kiến thức khoa học và chia sẻ các kinh nghiệm ứng phó với hạn hán.
Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ mưa lớn và lũ lụt. Chúng ta có thể bảo vệ cuộc sống và tài sản của người dân trước các thiên tai này bằng việc dự báo các tác động, hậu quả khi hiện tượng xảy ra. Đây là phương thức tiếp cận tốt nhất giúp cho các nhà quản lý có kế hoạch hỗ trợ cộng đồng kịp thời và hiệu quả khi thiên tai xảy ra.
Chương trình hành động của Liên Hợp Quốc đến năm 2030 và các Mục tiêu Phát triển Bền vững đã đặt ra một cam kết mạnh mẽ nhằm chấm dứt tình trạng nghèo đói trên phạm vi toàn cầu. Cam kết này bao gồm tăng cường an ninh lương thực, nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngoài ra, cam kết này cũng kêu gọi tăng cường sử dụng năng lượng sạch và xây dựng các thành phố chống chịu với biến đổi khí hậu, đồng thời khuyến khích việc quản lý bền vững các hệ sinh thái tự nhiên.
Xây dựng các cộng đồng chống chịu với thời tiết, khí hậu là một phần không thể thiếu trong chiến lược toàn cầu nhằm đạt được phát triển bền vững.
Cộng đồng Tổ chức Khí tượng thế giới sẽ tiếp tục hỗ trợ các quốc gia hướng tới phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc cung cấp các dịch vụ và thông tin tốt nhất về thời tiết, khí hậu, thủy văn, đại dương và môi trường.
Trân trọng cảm ơn.
Kể từ năm 1961 đến nay, Tổ chức Khí tượng thế giới chọn ngày 23/3 hàng năm để kỷ niệm ngày Khí tượng thế giới. Đây không những là ngày có hiệu lực của bản Công ước thành lập Tổ chức Khí tượng thế giới vào năm 1950 mà còn là dịp để tôn vinh những đóng góp của các Cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia đối với công tác bảo vệ tính mạng và tài sản của con người.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.