»

Thứ ba, 28/01/2025, 04:10:04 AM (GMT+7)

Nhìn lại các kì đại hội của TƯ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

(09:26:01 AM 20/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (Vacne) được thành lập theo quyết định số 299/CT ngày 23/11/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Từ đó đến nay trải qua 30 năm xây dựng và trưởng thành, Vacne đã tiến hành 6 lần Đại hội vào các năm 1988, 1993, 1998, 2003, 2008 và 2013. Mỗi kì Đại hội đánh dấu một bước trưởng thành trên con đường xây dựng và phát triển.​

 Nhìn[-]lại[-]các[-]kì[-]đại[-]hội[-]của[-]TƯ[-]Hội[-]bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam

Đại hội thành lập Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
 
đại hội đầu tiên
 
Vào những năm của thập kỷ 90 Thế kỷ trước, chứng kiến những hoạt động của cộng đồng thế giới và đứng trước sức ép thực trạng môi trường của đất nước, các nhà khoa học Việt Nam đã liên tục lên tiếng về việc nhanh chóng tiếp cận “Thập kỷ Hành động vì môi trường 1982 – 1992” của Liên hiệp quốc. Năm 1982, Ngày Môi trường Thế giới (5/6) lần đầu tiên được tổ chức ở Hà Nội đã tạo ra những tác động lớn trong lĩnh vực môi trường, từ đó một số cơ sở, tổ chức về môi trường ra đời, tiêu biểu là Cục Kiểm soát môi trường nước và không khí thuộc Tổng cục Khí tượng – Thủy văn, tiếp đến là hàng loạt các hội thảo khoa học về môi trường được Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước và các bộ, ngành tiến hành.
 
Trong bối cảnh đó, theo đề xuất của các nhà khoa học, Chính phủ cho phép thành lập Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) và ngay sau đó Đại hội đầu tiên của Vacne được diễn ra vào ngày 26 tháng 11 năm 1988 tại Hà Nội. Sự kiện này đã được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đến tham dự và phát biểu ý kiến chỉ đạo.
 

Nhìn[-]lại[-]các[-]kì[-]đại[-]hội[-]của[-]TƯ[-]Hội[-]bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam

 Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười phát biểu ý kiến trong Đại hội đầu tiên của Vacne. Ảnh: Tư liệu.
 
Đại hội đã xác định nhiệm vụ trọng tâm của Hội là: Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung BVTNMT vào chương trình giảng dạy trong các trường học.
 
Vận động nhân dân thực hiện đúng luật pháp, tích cực đóng góp công sức cho các hoạt động BVTNMT và xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đấu tranh chống mọi hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về BVTNMT.
 
Huy động và tổ chức hội viên tham gia xây dựng và thực hiện các chính sách, luật pháp và biện pháp liên quan đến BVTNMT; thực hiện các hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh doanh, về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội khi được yêu cầu.
 
Sau khi đại hội thành lập diễn ra thành công, lần đầu tiên có một tổ chức đi đầu cả nước trong công tác tuyên truyền vận động bảo vệ môi trường. Hoạt động của hội sau khi thành lập đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn nước ta có nhiều thay đổi về phát triển kinh tế, chính trị, xã hội.
 
đại hội kế tiếp
 
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi giai đoạn bước vào những năm đầu thập kỉ 90, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hóa và nhiều vấn đề xã hội của nước ta, T.Ư Hội quyết định tổ chức Đại hội lần thứ 2 vào năm 1993.
 
Đại hội xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của Hội giai đoạn 1993 – 1998. Cũng tại đại hội II Vacne đã ra Bản tuyên bố gồm 10 nội dung mà đến nay, sau hơn 20 năm, nhiều người cho rằng vẫn còn rất giá trị. Đây có thể là một trong những sự kiện tiểu biểu của Vacne.
 

Nhìn[-]lại[-]các[-]kì[-]đại[-]hội[-]của[-]TƯ[-]Hội[-]bảo[-]vệ[-]thiên[-]nhiên[-]và[-]môi[-]trường[-]Việt[-]Nam

 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (1993 - 1998). Ảnh: Tư liệu
 
Bản tuyên bố đã nêu ra các kiến nghị nổi bật như: kiến nghị với Chính phủ dành phần kinh phí thỏa đáng cho các hoạt động bảo vệ môi trường hàng năm, chăm lo phát triển tiềm lực và khả năng hoạt động thực tế cho bộ máy Nhà nước từ trung ương đến các địa phương và các ngành quản lý môi trường. Bên cạnh đó cũng đầu tư mạnh cho việc giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về môi trường.
 
Đề nghị Quốc hội sớm ban hành Luật Bảo vệ môi trường – một trong những công cụ chủ yếu để quản lý môi trường và xem xét việc phê chuẩn những Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tạo điều kiện thuận lợi để nước ta hòa nhập với các nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
 
Kiến nghị chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương,  phát triển kinh tế song song với việc bảo vệ môi trường.
 
Đại hội cũng kiến nghị và mong muốn các tổ chức xã hội, đoàn thể, từng cá nhân  hãy tham gia tích cực vào các phong trào bảo vệ môi trường và nâng cao trách nhiệm giám định xà hội về mặt môi trường.
(Nguồn: Hội BVTN&MTVN)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhìn lại các kì đại hội của TƯ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI