Chính sách - Dự án » Tư liệu
Thứ ba, 03/12/2024, 16:43:13 PM (GMT+7)
Nhìn lại các kì đại hội của TƯ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (Phần 2)
(14:54:10 PM 20/11/2018)(Tin Môi Trường) - Ngày 06/11/2003, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ (IV) TƯ. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam được tổ chức trang trọng tại Hà Nội với sự tham dự của 150 đại biểu đại diện cho trên 2 vạn hội viên. Đại hội vinh dự khi được đón thư chúc mừng của đồng chí đại tướng Võ Nguyên Giáp.
>> Đại hội Hội Marketing Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024 - 2029 thành công tốt đẹp >> Sôi nổi hoạt động trong tháng sau Đại hội VIII của Hội BVTN&MT Việt Nam >> Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức đại hội hội lần thứ VIII và kỷ niệm 35 năm thành lập >> Đã thống nhất nội dung và kịch bản tổ chức Đại hội lần thứ VIII Hội BVTN&MT Việt Nam >> Các hoạt động chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 8 của VACNE đã cơ bản hoàn tất
>>Nhìn lại các kì đại hội của TƯ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Dự án thủy điện Sơn La, một trong những dự án Hội tham gia đánh giá tác động môi trường.
Đại hội IV - đánh dấu sự lớn mạnh về tổ chức Trung ương Hội
Kì đại hội lần này đánh dấu sự lớn mạnh của tổ chức hội. Trong những năm qua, kể từ Đại hội III, Hội đã phát triển thêm 10 hội viên tập thể (bao gồm các cấp hội tỉnh và chi hội ở các ngành), đưa tổng số các tổ chức thành viên của Hội lên 40 đơn vị với 20.700 hội viên.
Cùng với sự lớn mạnh về tổ chức, công tác nghiên cứu khoa học của Hội cũng đạt được những thành tựu đáng kể. Hội đã triển khai hàng trăm dự án, đề tài, công trình nghiên cứu như dự án ”Xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường” với sự hỗ trợ của Quỹ Môi trường SIDA (Thuỵ Điển) được thực hiện tại 15 tỉnh/thành phố trong cả nước. Dự án tập trung vào các vấn đề quản lý, áp dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường và tài nguyên, đặc biệt là giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường và thúc đẩy hành động của cộng đồng phục vụ phát triển bền vững.
Đối với công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội, Hội đã tham gia đề xuất các chương trình, kế hoạch hành động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường cho các dự án lớn của Chính phủ, bộ ngành và địa phương như dự án đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, cảng Cái Lân, thuỷ điện Na Hang. Song song với đó Hội cũng tham gia vào các dự án phát triển quốc lộ, sân bay, khu công nghiệp, công trình năng lượng, xử lý chất thải và quy hoạch phát triển các ngành, vùng, miền.
Hội cũng tham gia đóng góp cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như đóng góp cho tổng kết công tác 5 năm thực hiện Nghị quyết 36 CT/TW của Bộ Chính trị, xây dựng dự thảo Nghị quyết mới của Ban chấp hành TƯ Đảng về bảo vệ môi trường, đóng góp xây dựng “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia”...
Trong công tác thông tin tuyên truyền, các cấp hội đã xây dựng nhiều phong trào bảo vệ môi trường, tổ chức các hội nghị, hội thảo, phát hành các ấn phẩm nhằm nâng cao nhận thức cho đông đảo các tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường.
Hội cũng mong muốn nhiệm kỳ 2003-2008, Hội sẽ đẩy mạnh hơn nữa chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội, tuyên tuyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững.
Trong kì đại hội này, để ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân hội viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường, Liên hiệp hội đã trao Huy chương “Vì sự nghiệp các hội khoa học và kỹ thuật” cho 20 cá nhân đã có những đóng góp xuất sắc trong công tác Hội.
Đại hội đã thông qua việc sửa đổi Điều lệ Hội, ra tuyên bố chung của Đại hội và bầu Ban chấp hành nhiệm kỳ IV (2003-2008) gồm 49 người. Đại hội cũng ra tuyên bố thể hiện mối quan tâm, nguyện vọng về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.
(Nguồn: Hội BVTN&MTVN)
Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhìn lại các kì đại hội của TƯ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (Phần 2)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ đề Ngày Khí tượng Thế giới năm 2024: “Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”
- Chủ đề Ngày nước Thế giới năm 2024: “Nước cho hòa bình”
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): "Từ thỏa thuận đến hành động: Phục hồi đa dạng sinh học"
- Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5): Xây dựng một tương lai chung cho mọi sự sống
- Chủ đề Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai
- Chủ đề ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5/2020: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”
- Ngày Quốc tế về Đa dạng sinh học (22/5/2021): "Chúng ta là một phần của giải pháp"
- Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2021 "“Đại dương, Khí hậu và Thời tiết của chúng ta”
- Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2021 “Giá trị của nước”
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8
(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.
Dự án resort ở Bà Rịa- Vũng Tàu "xén" trên 30ha khu bảo tồn thiên nhiên
(Tin Môi Trường) - Dự án resort Hoàn Vũ - Hồ Tràm (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) dự kiến sẽ được doanh nghiệp lập thủ tục thuê trên 30,24ha thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu- Phước Bửu.