»

Thứ ba, 03/12/2024, 17:53:06 PM (GMT+7)

Nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại dự kiến bị phạt tiền đến 500 triệu đồng

(18:51:10 PM 21/08/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học, trong đó vi phạm về nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại dự kiến bị áp mức phạt tiền tối thiểu từ 50 triệu đồng đến cao nhất là 500 triệu đồng đi kèm việc buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

rua

 
 
Theo phân tích của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) - đơn vị chủ trì soạn thảo Dự thảo, thời gian qua Bộ đã tiến hành điều tra về tình hình thực thi pháp luật đa dạng sinh học tại các địa phương, vườn quốc gia và khu bảo tồn. Kết quả điều tra với báo cáo của 33/63 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng 31/78 vườn quốc gia, khu bảo tồn cho thấy, các nội dung về quản lý loài nguy cấp, quý hiếm, các quy định đặc thù trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng, quản lý thủy sản, động vật thủy sinh và giống cây trồng, vật nuôi đang được thực thi hiệu quả với các quy định pháp luật hiện hành.
 
 
 
Tuy nhiên,  một số hành vi liên quan đến khai thác khoáng sản trong các khu bảo tồn chưa được quy định cụ thể với các khung hình phạt rõ ràng, như khai thác, đào bới khoáng sản trong khu bảo tồn; sử dụng dụng cụ, phương tiện, các loại bẫy bắt động vật hoang dã; phát tán động, thực vật ngoại lai xâm hại; nuôi trồng, lưu giữ, mua bán vận chuyển loài ngoại lai xâm hại; gây ô nhiễm môi trường của khu bảo tồn; khai thác quá mức các loài động, thực vật không phải là loài nguy cấp, quý hiếm; khai thác lâm sản phụ...Thực tế trong thời gian qua, cũng do chưa có những quy định chế tài đối với các hành vi vi phạm trong kiểm soát, ngăn ngừa loài ngoại lai xâm hại nên đã xảy ra tình trạng nhiều loài ngoại lai xâm hại đã được nhập khẩu hoặc du nhập bằng các con đường khác nhau vào nước ta gây nên những tổn thất lớn về kinh tế và đa dạng sinh học.
 
 
Từ thực tế trên cho thấy việc ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết trong điều kiện phát triển kinh tế, xã hội nước ta hiện nay để góp phần đưa Luật Đa dạng sinh học vào cuộc sống và cũng nhằm đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đang đặt ra đối với công tác quản lý bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên đa dạng sinh học.
 
 
Theo đó, Dự thảo về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đa dạng sinh học quy định cụ thể hình thức và mức xử phạt hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, tài nguyên di truyền và hệ sinh thái tự nhiên. Chẳng hạn như, theo dự thảo, vận chuyển trái phép loài thuộc Danh mục Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì bị phạt tiền từ 500 ngàn đồng đến 500 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính. Dự thảo Nghị định quy định mức xử phạt cao từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng đối với hành vi nhập khẩu ngoại lai xâm hại đã biết thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

 

Theo Tổng cục Môi trường
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhập khẩu loài ngoại lai xâm hại dự kiến bị phạt tiền đến 500 triệu đồng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

Những chính sách đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 8

(Tin Môi Trường) - Ba luật về đất đai, nhà ở; kiểm kê đất đai toàn quốc; các trường hợp di dời khẩn cấp nhà chung cư, đăng ký xe bằng dịch vụ công trực tuyến; các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất, có hiệu lực từ tháng 8.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI